Vẫn là buồn chán trong một nền văn hoá giải trí ?

Thong thả cho trí não lang thang một lúc.

Vào một buổi tối nhàn rỗi: không việc để làm, không trách nhiệm với người khác. Tôi tự hỏi ý nghĩ đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là gì? Đối với nhiều người, đó là một bộ phim(thậm chí hai). Cuộc sống sẽ như thế nào nếu mất điện hàng tuần và bạn không có TV, máy tính, video, DVD, CD, radio. Ta thấy khó mà tưởng tượng về một cuộc sống như vậy; trong thực tế, một vài người sẽ cảm thấy nó đáng sợ.

moon
Bạn sẽ làm gì với bản thân? Làm thế nào chúng ta có thể sống sót trong cơn khan hiếm những trò giải trí?

Căn Bệnh Của Thời Đại Chúng Ta

Vào một ngày cuối tuần, thành phố St. Louis của tôi có thể mang lại những trận bóng chày và bóng đá thú vị, nhiều buổi hoà nhạc, những bộ phim ở rạp và trên video, những trò chơi và triển lãm nghệ thuật, và quá nhiều kênh TV để xem ở nhà. Làm thế nào mà bất kì ai cũng có thể cảm thấy buồn chán trong nền văn hoá của sự giải trí này? Điều đó dường như là bất khả thi. Nhưng thật trớ trêu, một nghiên cứu hàng năm gần đây về những ý kiến của người tiêu dùng đã tiết lộ một sự tăng vọt của sự buồn chán. Cuộc khảo sát này phát hiện thấy đa số mọi người khao khát nhiều điều mới lạ hơn trong cuộc sống của họ.

Chúng ta buồn chán, mặc dù đang sống trong thời đại đặc biệt. Giống như một người dùng thuốc tăng sự chịu được thuốc và cần những liều thuốc lớn hơn để đạt được kết quả tương tự, chúng ta cũng đã phát triển một sự chịu đựng được trước những sự kiện gây bất ngờ, và có lẽ trước những trò giải trí.

Reader’s Digest nhấn mạnh điều này trong một bài báo tựa đề “Làm thế nào để đương đầu với sự buồn chán.” Nó nói, “Mặc cho rất nhiều trò giải trí đa dạng và những nguồn lực của nó, sự điên cuồng với những tiết mục biểu diễn, và cuộc theo đuổi sự giải trí của nó, nước Mĩ vẫn đang buồn chán. Quá nhiều nỗ lực để chống lại sự buồn chán ở Mĩ đã đánh bại bản thân họ và buồn chán đã trở thành căn bệnh của thời đại chúng ta.”

Điều này không chỉ đúng với Mĩ. Ở Anh, một bài báo gần đây trên tờ báo quốc gia lớn đã thông báo Archbishop of Canterbury nói, “Chúng ta là một xã hội đang buồn chán một cách sâu sắc và nguy hiểm và chúng ta không sẵn sàng tìm kiếm nguyên nhân của việc đó. Chuyện gì đã xảy ra với chúng ta?” Ông ấy hỏi “Tại sao chúng ta quá buồn chán?”

Nhiều Thời Gian Rảnh Hơn

Từ giữa những năm 1800, đối với nhiều người thì tuổi thọ và thời gian rảnh rỗi của họ tăng lên rất nhiều. Những người sống vào giữa những năm 1800 làm việc bảy mươi giờ một tuần và có tuổi thọ là 40. Hiện nay ở các nước phát triển, con người có thể làm việc 40 giờ một tuần và tuổi thọ là 70 hoặc hơn. Một tác giả cho rằng điều này đem lại cho một người bình thường khoảng 33,000 giờ rảnh rỗi hơn một người ở giữa những năm 1800.

Không chỉ thế, kiểu hoạt động lúc rảnh rỗi mà con người tham gia ngày nay đã thay đổi. Nhiều thời gian được dành để ngồi một mình trước thiết bị điện tử giải trí. Trước đây thời gian thường sẽ được dành cho gia đình: chơi nhạc, kể chuyện, và giao lưu với bạn bè và cộng đồng địa phương. “Thời gian ở một mình” cũng tăng lên khi mọi người chuyển khỏi các cộng đồng nông thôn nhỏ hơn sang các thành phố công nghiệp, nơi dễ có được sự vô danh.

Bây giờ, khi chúng ta về nhà, hiếm khi chúng ta ở bên nhau để chơi nhạc hoặc chơi các trò chơi. Chúng ta không còn cần đến những người hàng xóm của mình nữa. Chúng ta về nhà, đóng cửa lại và tìm đến những nơi giải trí riêng tư của mình.

Giải Trí Quá Mức

Gene Veith viết, sự buồn chán là một triệu chứng kinh niên của một thời đại ám ảnh bởi lạc thú (trang 41).

Sự buồn chán dễ dàng được nhận ra khi không có việc gì để làm. Nhưng quan điểm cho rằng có quá nhiều trò giải trí làm tăng sự buồn chán thì sao? Chúng ta không chỉ có những trò giải trí và thông tin đến với chúng ta thường xuyên ở nhà, mà còn có những thứ cố làm cho chúng ta được giải trí ở hầu hết những nơi chúng ta đi đến. Trên máy bay chiếu phim. Xe hơi có máy radio, máy CD và DVD. Và khi chúng ta dừng ở một cây xăng, tôi ngạc nhiên khi thấy một màn hình video nhỏ ở mỗi máy bơm xăng, để đảm bảo rằng tôi sẽ không thấy buồn chán trong vài phút đổ xăng!

Khi kích thích đến từ mọi phía, chúng ta đạt đến một ngưỡng không có khả năng phản ứng với chiều sâu hơn trước bất kì điều gì nữa. Nỗi buồn chán chúng ta cảm nhận ngày nay có lẽ đến từ sự quá tải hơn là sự thiếu thốn.

Sự kích thích quá mức được cảm nhận nhiều nhất trong ngành công nghiệp quảng cáo và giải trí. Thay vì tạo ra sự giải trí của riêng chúng ta thì chúng ta lại dựa vào radio, TV, phim, video game, lướt web…Tôi không nói rằng những thứ đó bản chất là xấu. Vấn đề xảy ra khi chúng ta phụ thuộc vào chúng quá nhiều. Ngày nay, bạn không cần phải nỗ lực để làm mình được giải trí. Một người có thể trở thành một kẻ suốt ngày dán mắt vào TV và để nó giải trí cho họ. Cuốn sách của Neil Gablar, Life: The Movie, How Entertainment Conquered Reality chỉ ra làm thế nào mà mọi thứ thời nay cần phải thú vị thì mới thu hút được sự chú ý của chúng ta. Sự giải trí trở thành thước đo chính của giá trị. Truyền thông tạo nên những kỳ vọng cho chúng ta đến nỗi cuộc sống đời thường trở nên ngày càng nhàm chán và chúng ta càng bất mãn nhiều hơn. Giống như những người nghiện ma tuý, chúng ta muốn một kích thích lớn hơn lần tới.

Thêm nữa, đối với tâm trí thời nay thì cái hay và cái đẹp dường như tẻ nhạt và không kích thích. Chúng không mang lại mức adrenaline hoặc testosterone như bạo lực và tình dục. Hành vi bất thường được chiếu để thu hút chúng ta, như trong các chương trình TV như Jerry Springer.

Và khi nghĩ đến những sự cực đoan thì người ta đang ngày càng hứng thú với những trò thể thao mạo hiểm. Trong tạp chí Outside, một người chơi môn thể thao nhảy từ trên máy bay chuyên nghiệp nói, “Chỉ khi nào cơ thể tôi đang gào thét xuống mặt đất mới làm tôi cảm thấy mình đang thực sự sống nhất.”

Còn với những người không ham muốn sự kích thích cực độ đó thì họ có thể tìm thấy nhiều kiểu giải trí ở vô số trung tâm mua sắm, nhà hàng, câu lạc bộ thể hình, hiệu sách, câu lạc bộ tennis, golf, rạp phim, những buổi hoà nhạc.

Tất cả những thứ này đã làm gì với chúng ta? Tôi sẽ khuyên bạn rằng khi bị vây quanh và tham gia vào tất cả những trò giải trí này sẽ làm cằn cỗi trí tưởng tượng và những khả năng sáng tạo của chúng ta. Và nó làm suy giảm những nguồn lực bên trong chúng ta để tạo ra và tìm thấy sự giải trí. Nó giống như việc không còn dùng đến những cơ bắp của chúng ta nữa; cuối cùng chúng ta không biết làm sao để sử dụng những cơ bắp của trí tưởng tượng. Khi những nguồn lực bên trong của chúng ta teo lại, thì chúng ta cần nhiều kích thích hơn nữa từ thế giới bên ngoài, để đạt được mức độ giải trí và cảm giác kích thích tương tự.

Từ Quảng Cáo Đến Sự Thờ Ơ

Xã hội của chúng ta không chỉ bị tấn công tới tấp bởi vô số sự lựa chọn về giải trí mà chúng ta còn đối mặt hằng ngày bởi những thông điệp đến từ ngành công nghiệp quảng cáo được tạo ra để làm chúng ta cảm thấy bất mãn và buồn chán với những gì chúng ta đang có và con người chúng ta là ai. Có lẽ một số người trong xã hội chúng ta thường xuyên cảm thấy thất vọng bởi những lời hứa hẹn từ quảng cáo dối trá đến nỗi họ đã chấm dứt những khao khát sâu sắc nhất của họ và trở nên thờ ơ và buồn chán.

Chống Lại Nỗi Buồn Chán

Rõ ràng một số thứ trong cuộc sống là tẻ nhạt. Một số công việc vốn tẻ nhạt và chán ngắt, nhưng cách chúng ta tiếp cận chúng đều quan trọng không kém. Nỗi buồn chán có thể là một kích thích lành mạnh để hành động và là một thách thức để sử dụng óc sáng tạo của chúng ta. Và khi đối mặt với những phần tẻ nhạt nhất của cuộc sống, chúng ta phải nhớ đến bức tranh tổng thể đem lại ý nghĩa cho(từ) những điều nhỏ bé. Khi tôi đang sửa máy cắt cỏ lần thứ sáu và cắt cỏ 16 lần trong mùa đó, tôi phải nhớ rằng điều này góp phần tạo ra một nơi tươi đẹp trong khu vườn của tôi, một nơi mà mọi người có thể thưởng thức. Việc quan trọng là nhớ về bức tranh tổng quát khi rửa bát, giặt đồ và hỏi bản thân điều này phù hợp như thế nào với toàn thể cuộc sống và cuộc hôn nhân và gia đình.

Chúng ta cần phát triển niềm say mê thích thú trước những việc tưởng chừng đơn giản và bình thường—như chúng ta nói, dừng lại và ngửi những bông hoa hồng. Đây là nơi mà sự bận rộn và phụ thuộc vào sự giải trí liên tục đã ngăn không cho chúng ta trau dồi sự ngạc nhiên trước những điều bình thường của cuộc sống. Mary Pipher viết,

Cuộc đời chân thực nhất phần nào là thanh bình và mang tính lề thói. Phần lớn những niềm vui là những niềm vui nhỏ bé: một lần tắm nước nóng, hoàng hôn, một bát súp ngon, một cuốn sách hay. TV cho rằng cuộc sống là sự kịch tính cao, là tình yêu và tình dục . . . Những hoạt động như làm việc nhà, dạy con đọc, rất ít được chiếu. Thay vì tôn vinh những trải nghiệm đời thường, TV lại cho rằng chúng không đủ thú vị.

Trong sách I thought it was just me, tác giả Brene Brown viết rằng: … chúng ta đánh đồng bình thường với nhàm chán, thậm chí nguy hiểm hơn, bình thường là vô nghĩa.

people talk
Cuộc sống bình thường trong những câu chuyện nhàm chán

Tôi nghĩ mình học được nhiều nhất về giá trị của những điều bình dị từ những đợt phỏng vấn các đối tượng nam nữ vốn đã từng hứng chịu nhiều mất mát to lớn như mất con, bị bạo hành, trải qua thời kỳ diệt chủng và tổn thương tâm lý. Ký ức mà họ nâng niu nhất lại là những giây phút rất đỗi bình thường trong mỗi ngày họ sống. Và rõ ràng, những kỷ niệm quý giá nhất của họ được góp nhặt từ những giây phút bình thường như thế. Họ kêu gọi những người xung quanh hãy biết dừng lại để trân trọng những giây phút đó và tận hưởng niềm vui mà nó mang lại.

Cuối cùng, chúng ta đối mặt với một sự lựa chọn. Chúng ta có thể chọn lướt web, lướt qua các kênh TV, lướt sóng để thoả mãn cơn khát một điều gì đó nhiều hơn để xoa dịu nỗi buồn chán của mình. Hoặc chúng ta có thể chọn đáp lại tiếng gọi của tình yêu và phục vụ tín ngưỡng, Người hứa hẹn phần nào trong lúc này và trọn vẹn trong tương lai sẽ thoả mãn khao khát về ý nghĩa cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta kiên nhẫn chịu đựng những lúc buồn chán và thất vọng không tránh khỏi. Và đôi khi, quan điểm của chúng ta về những thứ tẻ nhạt, buồn chán và khó khăn của cuộc sống dần dần thay đổi.

Tham khảo:
Sách “Still Bored in a Culture of Entertainment” của tiến sỹ Richard Winter, phát hành tháng 10/ 2002.
Sách “The gift of imperfection” của tiến sỹ Brene Brown

Leave a Comment