Tức Giận
Cảm xúc mạnh mẽ với sự đặc trưng là trạng thái kích động, cảm giác thù địch, sự phản kháng, thất vọng đối với một tình huống, đối tượng nào đó. Cũng giống như cảm giác sợ hãi, giận dữ có thể là một trong các phản ứng đánh hoặc tránh của cơ thể.
Cảm xúc có thể xảy ra khi có mối đe dọa đối với lòng tự trọng, cơ thể, tài sản, cách nhìn thế giới hoặc ham muốn của cá nhân
Cơn giận nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
Sự giận dữ mất kiểm soát có thể nhanh chóng biến thành các hành vi bạo lực, gây hấn, lạm dụng. Các hậu quả của loại cảm xúc này cũng vô cùng to lớn, nó có thể gây hại cho tinh thần lẫn thể. Đồng thời, nó cũng làm cản trở các quyết định lý trí, thậm chí khiến bạn ngừng trệ các dự định trong tương lai.
Bản chất của giận dữ
Theo nhà tâm lý học, tiến sĩ Charles Spielberger, giận dữ là “một trạng thái cảm xúc biến đổi theo cường độ từ việc hơi khó chịu cho đến cảm giác điên tiết, phẫn nộ”. Giống như các cảm xúc khác, giận dữ cũng đi kèm với các thay đổi về sinh lý học; cụ thể, khi bạn nóng giận, nhịp tim, huyết áp, hormone, adrenaline và noradrenaline đều tăng lên rất nhanh chóng.
Nguyên nhân của cơn giận:
Có nhiều nguyên nhân, cả trong lẫn ngoài, khiến cơn giận dữ xuất hiện. Bạn có thể tức giận một người nào đó (chẳng hạn như đồng nghiệp hay sếp) hoặc trước một sự kiện xảy ra (tắc đường, chuyến bay bị trễ). Cơn giận ập đến do bạn lo lắng hay suy nghĩ quá nhiều về một chuyện cá nhân. Hay ký ức về một thảm kịch hoặc một tình huống nào khiến bạn “nổi đóa” đã xảy ra trước đây cũng có thể kích thích cảm xúc giận dữ.
Nguyên nhân bên ngoài:
Chúng ta có thể tức giận khi gặp phải các hoàn cảnh như:
Bị tấn công hoặc bị đe doạ
Bị lừa dối
Thất vọng, tuyệt vọng hoặc bất lực
Bị đối xử bất công
Không được tôn trọng
Nguyên nhân bên trong:
Có nhiều bệnh lý tiềm ẩn làm cho người bệnh khó kiểm soát được cơn giận, bao gồm:
Đột quỵ: Bệnh nhân đột quỵ – đặc biệt là bệnh nhân bị tổn thương vùng não giúp cân
bằng cảm xúc – rất khó kiểm soát tức giận. Người bệnh thường cảm thấy thất vọng, lo lắng,
buồn bã và tức giận.
Bệnh Alzheimer: Thay đổi tâm trạng và tính cách có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh, thể
hiện dưới dạng dễ nóng giận, cáu gắt.
Tự kỷ: Người mắc chứng tự kỷ rất dễ phản ứng thái quá với các thay đổi dù là nhỏ nhất
ví dụ như tiếng ồn, sự thay đổi kế hoạch.
Trầm cảm: Trầm cảm thường đi kèm với tức giận, người bệnh có thể cảm thấy thất vọng
không vì bất kỳ lý do gì.
Đái tháo đường: Rối loạn đường huyết có thể dẫn đến thay đổi hành vi như tức giận, khóc
lóc hoặc bối rối.
Động kinh: Co giật cục bộ đơn giản – một dạng động kinh hiếm gặp – tác động đến một
bên não làm rối loạn cảm xúc và gây ra cảm giác tức giận, phẫn nộ.
Suy gan: Gan bị suy dẫn đến tích tụ các độc chất trong máu gây ảnh hưởng đến não làm
bệnh nhân thay đổi tâm trạng, tích cách và dễ cáu gắt.
Tiền mãn kinh: Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có thể gây ra
nhiều vấn đề, bao gồm cả tức giận khó kiểm soát.
Cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh nhân thường có triệu chứng lo
lắng, hồi hộp, dễ nóng giận.
Bệnh Wilson: Bệnh lý di truyền liên quan đến chuyển hóa đồng, khiến người bệnh bị ứ
đồng trong cơ thể. Bệnh nhân thường có những thay đổi về tâm trạng, tính cách và hành
vi.
Thuốc: Các loại thuốc nhóm statin có thể khiến người dùng mắc phải các vấn đề về tâm
lý hoặc thay đổi hành vi. Một số ít bệnh nhân được ghi nhận là có xu hướng hung hăng,
bạo lực.
Tác dụng của việc giận dữ
Đa phần thì giận dữ sẽ mang tính chất tiêu cực nhưng cũng có vài trường hợp nó mang tính xây dựng giúp bạn làm rõ các nhu cầu của bản thân về các mối quan hệ hoặc thôi thúc bạn thực hiện các hành động giải quyết vấn đề triệt để. Tuy nhiên, nếu sự giận dữ biểu hiện ở mức độ cao sẽ không còn tính lành mạnh mà ngược lại nó tiềm ẩn các yếu tố nguy hiểm, gây hại.
Thúc đẩy tự vấn: Sau khi trút cơn giận dữ, chúng ta thường ở trong tình trạng tỉnh táo
hơn để suy ngẫm về những hành động của mình.
Một cuộc nghiên cứu được thực hiện với người Mỹ và người Nga cho thấy 1/3 những
người trút cơn giận dữ cho biết điều đó giúp họ nhìn thấu những sai lầm hay sơ suất của
bản thân.
Tạo động lực: Sự giận dữ là một trong những loại lực truyền động có thể thúc đẩy bạn
đạt được điều bạn muốn hoặc thúc đẩy những người khác đạt được điều gì đó. Nếu bạn
nổi giận vì đã không đạt được điều gì, sự giận dữ có thể là cú hích để bạn tiến tới. Tương
tự, bạn có thể “nổi đóa” với ai đó và ép họ thực hiện điều mà bạn muốn họ làm.
Tuy nhiên, trong những tình huống như thế này, sự giận dữ nên được sử dụng một cách
tích cực và không mang tính vị kỷ.
Ngăn ngừa bạo lực: Mặc dù sự giận dữ và bạo lực có liên quan với nhau, nhưng nếu sự
giận dữ được “bày tỏ” đúng lúc, nó có thể ngăn chặn bạo lực xảy ra. Bạo lực là kiểu giận
dữ cực đoan hơn hoặc bị kìm nén không được “xả cảng”. Cũng vậy, khi bạn “bày tỏ” sự
giận dữ, tình huống có cơ may được kiểm soát tốt do sẽ có người giúp xoa dịu cơn giận.
Loại bỏ hận thù: Khi “bày tỏ” sự giận dữ, bạn phóng thích nỗi thất vọng chất chứa bên
trong mình. Nếu không được trút ra ngoài, nó có thể phát triển thành nỗi oán hận sau một
thời gian. Bạn có thể trở nên gay gắt, khắt khe với người đã chọc giận bạn nhưng bạn không bao giờ nói ra điều đó.
Các biểu hiện tâm lý:
Cơn giận sẽ được biểu hiện qua các đặc trưng như sự cau có của gương mặt, trừng mắt, nói chuyện cọc cằn, thô bạo, la hét, đỏ mặt, ra nhiều mồ hôi hoặc thậm chí có một số hành vi như ném đồ vật, đấm, đá,…
Một biểu hiện tự nhiên, thuộc về bản năng của cơn giận đó là hành động một cách công
kích. Giận dữ là phản ứng mang tính thích khi đối diện với sự nguy hiểm. Nó thúc đẩy
các cảm xúc và hành vi mang tính phòng vệ, mạnh mẽ, khiến chúng ta phải chiến đấu để
bản thân khi bị tấn công. Vì lý do này mà đôi khi sự giận dữ là cần thiết để có thể sống
sót. Ngoài ra, chúng ta cũng không thể dùng bạo lực với bất cứ ai hoặc bất cứ thứ gì
khiến chúng ta khó chịu, nên cơn giận cũng là cách để chúng ta giảm bớt áp lực.
Khi rơi vào trạng thái giận dữ, có 3 kỹ thuật phổ biến được nhiều người áp dụng, đó là
thể hiện cơn giận ra bên ngoài, đàn áp cơn giận và làm dịu cơn giận. Thể hiện cảm xúc
giận dữ một cách quyết đoán – không công kích là cách lành mạnh nhất để cho người
khác thấy là bạn đang giận dữ. Để đạt được điều này, bạn phải làm rõ được bạn cần gì và
làm thế nào để có chúng mà không làm tổn thương những người khác. Quyết đoán không
có nghĩa là huênh hoang hay đòi hỏi người khác phải phục tùng bạn; nó có nghĩa là tôn
trọng chính bạn và những người khác.
Giận dữ có thể được đàn áp và sau đó, chuyển đổi hoặc chuyển hướng sang một cảm xúc
khác, xảy ra khi bạn cố kìm nén cơn giận, dừng nghĩ về nó và tập trung vào thứ gì đó tích
cực. Mục tiêu là để ngăn chặn hoặc kháng cự lại cơn giận và chuyển đổi nó sang một
hành vi mang tính xây dựng hơn. Tuy nhiên, mối nguy hiểm của loại phản ứng này đó là
nếu sự giận dữ không được thể hiện ra bên ngoài thì cơn giận có thể bị dồn ép vào trong,
gây ra căng thẳng cực độ, huyết áp cao hoặc khủng hoảng.
Sự giận dữ thường xảy ra khi bạn gặp phải một số loại bất công trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều người nghĩ rằng tức giận là một điều tiêu cực, nhưng đó là một cảm xúc bình thường có thể giúp bạn biết khi nào một tình huống trở nên tồi tệ.
Khi bạn thấy giận giữ có thể cảm thấy các cảm xúc khác như:
- Bực mình
- Bực bội
- Cáu kỉnh
- Chống đối
- Gay gắt
- Tức giận
- Tức tối
- Tức điên
- Bị lừa
- Ý định muốn trả thù
- Bị xúc phạm
Tức giận là gì?
chúng ta có thể cảm thấy tức giận vì bị người khác đối xử tệ bạc hoặc bất công.
Cảm xúc tức giận của chúng ta có thể là phản ứng trước những trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, quá khứ hoặc môi trường xung quanh ta. Hoặc nó có thể là một cách để đối phó với những cảm xúc khác. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy tức giận bên cạnh cảm giác bị tấn công, bất lực, xấu hổ hoặc sợ hãi. Trang của chúng tôi về [nguyên nhân của sự tức giận] có nhiều thông tin hơn.
Khi nào tức giận là một vấn đề?
Đôi khi tất cả chúng ta đều có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát cơn giận của mình. Nhưng các dấu hiệu cho thấy nó có thể đang trở thành vấn đề đối với bạn bao gồm:
Bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát được cơn giận của mình hoặc nó kiểm soát cuộc sống của bạn
Bạn thể hiện sự tức giận của mình thông qua hành vi vô ích hoặc mang tính phá hoại, chẳng hạn như bạo lực hoặc tự làm hại bản thân
Bạn lo lắng hành vi của mình có thể trở nên lạm dụng
Sự tức giận của bạn đang có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ, công việc, học tập hoặc sở thích của bạn
Tức giận của bạn thường làm tổn thương, khiến những người xung quanh sợ hãi hoặc khó chịu
Bạn cảm thấy không thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày vì sự tức giận của mình
Bạn thấy mình lúc nào cũng nghĩ về cơn giận của mình
Bạn thường làm hoặc nói những điều mà sau đó bạn phải hối tiếc
Tức giận của bạn đang có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể của bạn
Tức giận đang trở thành cảm xúc thường trực của bạn, ngăn cản khả năng cảm nhận những cảm xúc khác của bạn
Tức giận của bạn thường xuyên khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về bản thân hoặc cuộc sống của mình
Bạn không thể nhớ những điều mình làm hoặc nói khi tức giận
Bạn đang sử dụng rượu hoặc ma túy để đối phó với sự tức giận của mình
Khó chịu – bực bội( Irritated):
aggravated, annoyed, bothered, cross, displeased, distressed, exasperated, frustrated, goaded, grumpy, impatient, offended, overwrought, peeved, provoked, shaky, strained, tense, troubled, uncomfortable, upset, vexed
- Aggravated (được làm tức giận): Trạng thái của sự làm tức giận và tức tối, thường do tình huống khó chịu hoặc căng thẳng.
- Annoyed (bực tức): Trạng thái của sự bực tức và không hài lòng về điều gì đó nhỏ nhặt.
- Bothered (quấy rối): Trạng thái của sự bị quấy rối hoặc phiền toái.
- Cross (tức giận): Trạng thái của sự tức giận và cáu kỉnh.
- Displeased (không hài lòng): Trạng thái của sự không hài lòng và không hạnh phúc với tình hình.
- Distressed (buồn phiền): Trạng thái của sự buồn phiền và lo lắng.
- Exasperated (nổi giận): Trạng thái của sự nổi giận và bực tức, thường do tình huống khó chịu kéo dài.
- Frustrated (thất vọng): Trạng thái của sự thất vọng và tuyệt vọng vì không thể đạt được mục tiêu hoặc mong đợi.
- Goaded (bị kích động): Trạng thái của sự bị kích thích hoặc kích động mạnh mẽ, thường gây ra cảm giác căng thẳng.
- Grumpy (gắt gỏng): Trạng thái của sự gắt gỏng và không hòa mình vào môi trường xung quanh.
- Impatient (nóng nảy): Trạng thái của sự không kiên nhẫn và mong chờ kết quả ngay lập tức.
- Offended (bị xúc phạm): Trạng thái của sự bị xúc phạm hoặc tổn thương tâm lý.
- Overwrought (quá lo lắng): Trạng thái của sự quá mức lo lắng và căng thẳng.
- Peeved (tức giận): Trạng thái của sự tức giận và không hài lòng với điều gì đó.
- Provoked (bị kích thích): Trạng thái của sự bị kích thích hoặc kích động, thường gây ra cảm giác không hài lòng.
- Shaky (run rẩy): Trạng thái của sự run rẩy và không ổn định, thường do căng thẳng hoặc lo lắng.
- Strained (căng thẳng): Trạng thái của sự căng thẳng và áp lực.
- Tense (căng thẳng): Trạng thái của sự cảm thấy căng thẳng và khó chịu.
- Troubled (bất an): Trạng thái của sự bất an và lo lắng về tương lai.
- Uncomfortable (không thoải mái): Trạng thái của sự cảm thấy không thoải mái và không thoải mái.
- Upset (buồn bã): Trạng thái của sự buồn bã và không hài lòng.
- Vexed (bực bội): Trạng thái của sự bực bội và không hài lòng.