Trì hoãn: thôi rồi, thời gian đã đi đâu mất?

Chúng ta đánh lừa bản thân từng phút một trong những sự lựa chọn.

Trì hoãn: thôi rồi, thời gian đã đi đâu mất?

Khoảng cách giữa ý định và hành động

Chúng ta dự định sẽ hành động, thời gian đến, nhưng thay vì hành động chúng ta lại bị lạc trong chính sự đắn đo này, việc cớ để biện minh cho việc chậm trễ không cần thiết và có tiềm năng gây hại.

Ai đưa ra quyết định này? Chính là ta. Bản thân này, trên thực tế, hủy hoại chính ý định của chúng ta.

Bạn sẽ nghĩ rằng cuộc sống sẽ dễ hơn, rằng những lý do và mong muốn thúc đẩy những ý định của chúng ta cũng sẽ là đủ để thúc đẩy hành động. Nhưng điều này là không thể. Bởi vì nếu điều này là có thể thì chúng ta chẳng khác gì những cỗ máy và cũng sẽ không có thứ như ý chí. Bản thân phải lựa chọn hành động. Là những sinh vật có ý thức, chúng ta không thể trốn thoát khỏi việc bản thân chọn làm những gì.

Chúng ta nghĩ rằng trì hoãn là một sự chậm trễ không thể lý giải bởi vì những lý do cho hành vi đơn giản là không đủ để để thúc đẩy hoạt động. Chính xác hơn thì trì hoãn là hợp lý, không có lý do – bởi vì vấn đề chính là ở cảm xúc. Mặc dù chúng ta có thể biết rõ những gì chúng ta nên làm bây giờ, chúng ta vẫn cảm thấy không muốn làm. Vì vậy chúng ta tập trung vào việc khắc phục tâm trạng trong thời gian ngắn. Cảm thấy thoải mái bây giờ trước đã, lo lắng về cái dự định để sau. Lợi ích ngắn hạn, khổ sở lâu dài.

Với trì hoãn, chúng ta trì hoãn hành động lâu hơn chúng ta biết chúng ta nên làm. Trong trường hợp trì hoãn mãn tính, chúng ta lãng phí thời gian mà chúng ta không đủ khả năng chi trả. Chúng ta có thể thật sự kết thúc bằng việc lãng phí toàn bộ cuộc đời của chúng ta.

Có 3 lý do cơ bản khiến chúng ta trì hoãn.

Chúng ta chủ yếu trì hoãn những việc mà chúng ta cảm thấy khó chịu. Chúng ta trì hoãn những việc mà chúng ta không thích làm hoặc những việc khiến chúng ta khó chịu bằng cách nào đó. Điều này cũng hợp lý-trừ khi nó là trong cuộc sống, chúng ta thường phải đối mặt với những công việc mà chúng ta không muốn làm nhưng vẫn phải làm. Vì thế điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là nhận ra sự trì hoãn của bản thân chẳng qua chỉ là “nhân nhượng để cảm thấy tốt đẹp” như lời của những nhà tâm lý học Dianne Tice và Ellen Bratslavsky.

Một công việc thử thách hay khó chịu ngay trước mắt khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái. Chúng ta không muốn chịu đựng những cảm xúc tiêu cực. Chúng ta muốn có cảm giác tốt đẹp ngay bây giờ. Vì thế chúng ta nhân nhượng để có được cảm giác ấy bằng cách trì hoãn công việc. Tuy nhiên cuối cùng, sự chậm trễ đã phá hoại mục tiêu lâu dài của chúng ta.

Thứ hai, chúng ta thường trì hoãn bởi vì thiếu mục tiêu, hay mục đích còn yếu-thiếu và mơ hồ. Tất nhiên, đối với một số người, mục đích hoạch định không rõ ràng là một phần của vấn đề, một phần của sự tự làm hại bản thân. Chúng ta không thật sự cảm thấy muốn thực hiện công việc, do đó chúng ta tạo ra những lời khẳng định mơ hồ kiểu như “Tôi sẽ đụng tới nó vào tuần này” hay là “Lát nữa tôi sẽ làm” Điều này là bất khả thi khi điều chỉnh hành vi trái với một mô típ đã được định sẵn một cách mơ hồ như thế.

Thứ ba, chúng ta dễ dàng bị sao nhãng, và một số người trong chúng ta lại cực kỳ bốc đồng. “Tôi chỉ tốn có một phút để kiểm tra email, cập nhật trang facebook, tìm công thức, đọc cái blog đó…” Ý, thời gian đã trôi đi đâu mất rồi?

Trong một thế giới ngày càng bị chi phối bởi nền kinh tế của sự chú ý, chúng ta cần phải cẩn thận với những gì chúng ta đang đầu tư chính bản thân mình vào. Có rất nhiều phút trong một ngày, trong một cuộc đời, để chúng ta có thể dành sự chú ý. Cả thế giới đang tranh giành sự chú ý của chúng ta với những lời mời gọi được làm dành riêng cho mỗi người chúng ta. Nó mang tính cá nhân, cám dỗ và gây sao lãng.

Tự lừa dối bản thân là người hầu gái của sự trì hoãn. Chúng ta cảm thấy không muốn làm việc ngay bây giờ, nhưng chúng ta cũng không thích sự căng thẳng hay là những bức xúc mà nó tạo ra bên trong chúng ta. Vì thế, chúng ta tự lừa dối bản thân- hoặc là cố gẳng để làm điều đó (cảm giác tội lỗi tạo ra bởi sự trì hoãn chỉ ra rằng tự lừa dối bản thân không phải lúc nào cũng hiệu quả).

Chúng ta nói với bản thân, “Tôi muốn làm vào ngày mai hơn” hoặc có những ý định thiếu quả quyết, hoặc không loại bỏ những thứ gây sao nhãng mà chúng ta biết rằng sẽ làm suy yếu công việc của chúng ta. Chúng ta tạo ra những những lời nói dối vô hại khi chúng ta chờ đợi cho nàng thơ truyền cảm hứng hay tâm trạng phù hợp để thúc đẩy chúng ta hành động. Nhưng sâu thẳm trong tâm chúng ta biết rằng đó chỉ là cớ. Để chấm dứt sự trì hoãn làm hại bản thân, điều cần thiết phải dừng sự từ lừa dối mình.

Vượt qua tính trì hoãn

Một trong những hướng giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất là cứ bắt đầu- bất kỳ phần nào trong công việc. Ngay lúc mà bạn nghĩ rằng “Một lát nữa tôi mới cảm thấy muốn làm” hoặc là “tôi làm việc tốt hơn dưới áp lực” nhận ra rằng bạn đang chuẩn bị trì hoãn-nhân nhượng để cảm thấy tốt đẹp. Đừng nghĩ trước quá xa. Chỉ hướng đến những tiến triển nhỏ. Nghiên cứu chỉ ra rằng thiết lập một ngưỡng thấp cho công việc cam kết nhiên liệu cho động lực và thay đổi nhận thức về công việc. Bạn sẽ nhận ra rằng việc đó không tệ như bạn đã nghĩ, và “một việc bắt đầu là nửa việc xong”.

Làm cách nào để biến những dự định yếu thành một kế hoạch hiệu quả cho hành động thực tế? Chúng ta cần vượt qua những dự định chung chung để tới những dự định cụ thể cho hành động: “Trong trường hợp X, tôi sẽ làm hành động Y để đạt được mục tiêu nhỏ Z”

Quyết định làm trước như vậy làm tăng sự thành công bằng cách chuyển tín hiệu của hành động vào môi trường. Khi tình huống X phát sinh, chúng ta không cần phải dựa vào những kế hoạch và suy nghĩ mới. Nó giống như là phản ứng. Nói với bản thân một cách chính xác khi nào và ở đâu bạn sẽ hành động.

Giải pháp cho sự sao nhãng nằm ở việc nhận ra thứ gì làm chúng ta sao nhãng và sau đó hoặc là quyết định loại bỏ các mối đe dọa (“Tắt Facebook trong khi tôi đang trên máy tính”) hoặc là tuyên bố ý định sẽ tận hưởng nó tại một thời điểm cụ thể một khi một số việc đã làm xong. Lại một lần nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng một chiến lược nhỏ giúp “loại bỏ trước những gì gây cám dỗ”

Làm việc với một thói quen kịp thời trong nhiều công việc đòi hỏi sự lựa chọn chủ động và sự luyện tập của ý chí. Nhận ra kẻ thù bên trong và bạn sẽ tiến tới tiếp tục làm những gì bạn đã dự định, trở thành người mà bạn muốn trở thành.

Rekita dịch
Nguồn: http://www.psychologytoday.com/articles/201109/procrastination-oops-where-did-the-day-go

Leave a Comment