Trà

Thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai trên hành tinh mẹ, chỉ sau nước. Và thật không thể tin nổi khi, thức uống vừa đắng vừa chát này làm khuynh đảo thế giới. Vậy hôm nay bạn đã uống trà chưa?

Lược Sử

Thần Nông thử Trà
Thần Nông thử Trà

 

Theo tư liệu sử học ghi nhận, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng Trà từ hàng ngàn năm trước. Theo Phật giáo, Trà được Bồ Đề Đạt Ma đưa vào Trung Quốc từ Ấn Độ trong khoảng thế kỉ thứ 5 SCN. Để khẳng định giả thuyết này, các nhà khoa học đã tìm thấy các cây Trà dại mọc ở miền Bắc Ấn Độ.

Ban đầu người Trung Hoa dùng Trà để sắc làm thuốc. Lá Trà ban đầu rất hiếm, khi đó ít vùng ở Trung Hoa có thể trồng được loại cây này. Vùng đất Ba Thục (Tứ Xuyên) được ghi nhận là nơi đầu tiên phát hiện ra Trà ở Trung Quốc, và cũng là nơi duy nhất cung cấp Trà cho cả vùng Hoa Hạ thời kì đó.
Đến đời Hán, người ta đã biết cách luộc lá Trà để lấy nước uống và nó nhanh chóng trở thành một món yêu thích của vua và quý tộc tuy vẫn chưa được coi là một loại đồ uống như bình thường rượu.

Tương truyền, Hán Tuyên Đế thời Tây Hán là một người cực kì mê Trà, nhưng ông ta lại không thích vị đắng của nó, nên đã trồng riêng tại đỉnh núi Mông Sơn 蒙山 (Thành Đô, Tứ Xuyên) một loại trà chỉ có vị ngọt, người đời thường gọi loại Trà đó là Mông Đỉnh Cam Lộ 蒙顶甘露 phục vụ riêng cho Hoàng Đế. Và cho đến nay, đây vẫn là một giống Trà quý của Trung Quốc, ai đến Trung Quốc thì nên thử qua.

Mạt Trà có từ đời nhà Đường

Trà trở thành thứ thức uống phổ biến bắt đầu ở thời nhà Đường vào thế kỉ thứ 6. Thời kì này người ta biết cách xử lí Trà bằng cách nấu lên và đóng thành bánh, khi sử dụng cần nghiền thành bột và đun với nước sôi, đây chính là Mạt Trà 抹茶 – hay còn gọi là Matcha, cái tên mà ngày nay chinh phục tất cả các cô nàng. Cách làm này giúp Trà để được lâu hơn, qua đó giúp cho việc lưu thông và sử dụng trở nên rộng rãi hơn.
Cũng trong thời gian này ở vùng Vân Nam xa xôi tồn tại một đất nước là Nam Chiếu, người ta phát hiện ra ở đây cũng trồng Trà. Do Nam Chiếu và nhà Đường là tử địch nên Trà từ vùng này chưa được du nhập sâu rộng.

Trà khô ra đời làm thay đổi cách uống Trà
Trà khô ra đời làm thay đổi cách uống Trà

Đến cuối thời Đường, đầu đời Tống, Mạt Trà nhường chỗ cho Trà khô, qua đó thay đổi hoàn toàn cách uống Trà và văn hóa thưởng Trà, người ta không còn dùng bột trà hòa vào nước nữa, mà dùng lá Trà khô trần qua nước sôi, cách uống Trà này tồn tại cho đến ngày nay. Mạt Trà tuy tàn lụi ở Trung Hoa nhưng được nhà sư người Nhật là Eisen mang sang Nhật Bản từ đó hình thành nên văn hóa Trà đạo của người Nhật và tập trung vào Mạt Trà.

Sức Ảnh Hưởng

Người ta đã biết cách sao Trà (rang lá Trà) thay thế cho cách hun khói, qua đó sản lượng được nâng cao và bảo quản Trà cũng lâu hơn thích hợp cho việc buôn bán Trà. Vùng canh tác Trà cũng được mở rộng sang phía Đông như Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô … đặc biệt vùng Phúc Kiến nổi tiếng với thương hiệu Trà Ô Long 乌龙 茶.
Người dùng Trà biết cách ủ Trà trong hoa để có được mùi thơm lừng mà sau này chúng ta có thể gọi là Trà Nhài, Trà Liên hoa, … Lợi nhuận do Trà đem lợi lớn đến mức nhà Minh phải lập hẳn “Bộ Trà Mã” chỉ để quản lý việc kinh doanh Trà.

Trà Ô Long
Trà Ô Long nổi tiếng ra đời

Khoảng đầu thế kỉ 17, một con tàu của công ty Đông Ấn Hà Lan mang theo một lượng lớn Trà từ Trung Quốc cập cảng Amsterdam. Và thế là các nước châu Âu đổ xô đi buôn Trà. Tuy nhiên Trà trở nên phổ biến ở Anh là nhờ quận chúa người Bồ Đào Nha, Catherine of Braganza, một người rất mê Trà. Vào thời gian này Trà có giá đắt gấp 10 lần Cà phê.

Tàu Clipper mang Trà từ Trung Quốc sang châu Âu

Nhà sinh vật học Robert Fortune đến các vùng trồng Trà ở Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Đông, Giang Tô học kỹ thuật của người trồng và lấy đi các cây giống. Sau đó các cây giống này được chuyển đến vùng Darjeeling (vùng núi Himalaya, Ấn Độ) thuộc địa của Anh. Từ đây vùng đất này, Trà được trồng và sản xuất với số lượng lớn hơn trước rất nhiều, và Trà trở thành thứ đồ uống phổ biến trên toàn thế giới. Sự ảnh hưởng của Trà suy giảm trong thế kỉ 20 khi nó không còn vị thế của một mặt hàng chiến lược như cái thời Trung Hoa hay Anh quốc độc quyền nữa.

Giờ đây rất nhiều vùng trên thế giới, trong đó gồm Việt Nam có vùng chuyên canh trồng Trà. Đồng thời cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, người ta tạo ra được các thứ nước cạnh tranh với Trà như soda, nước trái cây. Trà Nhài, Trà Ô Long, Trà Xanh được biến hóa thành thứ đồ giải khát, giúp Trà cạnh tranh với Coca Cola hay Pepsi. Từ Đài Loan, người ta chế ra loại Trà Sữa Trân Châu chinh phục giới trẻ thế giới.

Leave a Comment