Tình dục: Nhu cầu hay phương tiện?

Có những lối suy nghĩ sai lầm tạo ra những niềm tin không đúng về việc tại sao một người không tìm được tình yêu của đời mình.

Đàn ông có xu hướng nghĩ rằng tình dục là để thỏa mãn nhu cầu, đối tác là ai cũng được. Phụ nữ lại nghĩ tình dục là một phần không thể tách rời của tình yêu đích thực. Cả hai tư tưởng trên đều sai cả, vì thế chúng làm nhiều người gặp rắc rối với chuyện tình yêu.

Và để cho rõ ràng, tôi phải bắt đầu bằng việc giải thích khái niệm “nhu cầu tâm lý” trước.

NHU CẦU TÂM LÝ VÀ PHƯƠNG TIỆN

Mọi con người đều có những nhu cầu tâm lý. Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn thì tâm lý ta bị ảnh hưởng trầm trọng. Cũng như thức ăn, chỗ ở và giấc ngủ cần để sinh tồn, chúng ta phải được thỏa mãn các nhu cầu trên để có một tinh thần khỏe mạnh, vững vàng.

Các nhà tâm lý đã đúc kết được rất nhiều loại nhu cầu tâm lý, nhưng bạn có thể đơn giản nó vào 4 nhóm: nhu cầu an toàn 1, nhu cầu được tôn trọng 2, nhu cầu tự do ý chí (autonomy) 3, và nhu cầu kết nối 4. Một người hạnh phúc cần được bảo đảm cả 4 nhu cầu trên. Nếu không, chúng ta sẽ phải trả giá bằng cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Ví dụ nếu một người không được tôn trọng, họ trở nên trầm cảm kéo dài và muốn tự tử. Một trường hợp khác là một người không được tự do ý chí sẽ dễ bị lệ thuộc và dần không thể tự lo liệu cho bản thân.

Tình dục: Nhu cầu hay phương tiện?

Thêm vào đó, mọi người đều có nhiều phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu tâm lý của họ. Có những cách trừu trượng, số khác lại thực tế. Có người chọn thể thao để giải tỏa nhu cầu kết nối, và khi họ thắng thì lại có thêm cả nhu cầu được tôn trọng nữa. Một gia đình hạnh phúc có thể cho ta thấy sự kết nối, được tôn trọng và an toàn. Học võ thì lại có thể thỏa mãn nhu cầu an toàn và được tôn trọng. Được điểm cao môn toán sẽ giúp bạn được tôn trọng. Cứ như thế, mỗi người đều có cách để thỏa mãn các nhu cầu của bản thân.

Và đây mới là phần đáng chú ý:

Tình dục là phương tiện con người dùng để thỏa mãn nhu cầu tâm lý, chứ bản thân nó thì không phải là một nhu cầu gì cả.

Làm thế nào để biết điều này? Bởi vì không có bằng chứng nào là cuộc sống độc thân sẽ gây ảnh hưởng lên thể chất hoặc tinh thần cả. Bạn không chết nếu thiếu sex. Thực tế là sex còn mang lại các nguy cơ cho sức khỏe nữa kìa. Vài người còn tin rằng cuộc sống không tình dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Nãy giờ tôi không phải muốn nói rằng ta không nên tránh xa tình dục (tôi sẽ là người cuối cùng trên quả đất làm điều đó). Thực tế thì tình dục rất tuyệt. Tình dục làm mọi người vui hơn và khỏe hơn. Tôi chỉ muốn nói rằng đó không phải là một nhu cầu sinh lý hay tâm lý, đó chỉ là phương tiện thôi.

Mặt khác, nếu các nhu cầu tâm lý được nêu trên không được thỏa mãn, cả thể chất lẫn tinh thần bạn sẽ toi ngay. Bạn sẽ rối loạn thần kinh, nghiện ngập và ảo tưởng nữa kìa. Nghiên cứu cho thấy bị cô lập xã hội còn hại hơn cả nghiện rượu hay hút thuốc. Trầm cảm hay stress cũng đều có mối liên quan với các vấn đề tâm lý trên.

Không ai tự sát vì ế cả. Nhưng họ sẽ làm điều đó vì cô độc hay bị khinh rẻ.

Lối suy nghĩ tình dục là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu tâm lý nghe có vẻ quái vì nhiều người nghĩ tình dục cũng cần thiết như ăn hay ngủ. Tuy nhiên khác biệt là ở chỗ, bạn có thể sống một cuộc đời không tình dục trong hạnh phúc.

Con người đã tiến hóa đến một bậc cao hơn, dùng tình dục làm phương tiện thỏa mãn nhu cầu tâm lý, chứ bản thân nó thì không phải là một nhu cầu.

ĐÀN ÔNG, PHỤ NỮ VÀ NHỮNG NHU CẦU KHÁC NHAU

Nhiều sự hiểu lầm giữa nam và nữ nảy sinh là do 2 giới này dùng tình dục để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau. Theo lối nghĩ truyền thống, một phụ nữ muốn đảm bảo tương lai tốt đẹp và gia đình hạnh phúc thì phải lấy một người đàn ông thành đạt. Trong quá khứ, phụ nữ gần như gắn tình dục với sự an toàn. Kể cả ngày nay, họ vẫn đòi hỏi người đàn ông phải là một chỗ dựa vững chải và an toàn.

Phụ nữ cũng từng là phái bị xã hội khinh rẻ và đè nén. Chính vì vậy, phần lớn phụ nữ không có cách nghĩ dùng tình dục để được tôn trọng. Thay vào đó, họ dùng tình dục để tìm sự kết nối, vì họ đã bị gắn với tư tưởng là người tồi tệ nếu muốn nghĩ khác về tình dục.

Đàn ông thì lại khác. Từ xa xưa, phái mạnh đã dùng tình dục để làm biểu tượng cho cá nhân, để phân biệt với những người đàn ông khác. Nếu một người đàn ông qua đêm với nhiều người phụ nữ, anh ta sẽ được ngưỡng mộ. Vì thế, đàn ông thường gắn tình dục với nhu cầu được tôn trọng.

Vì dùng tình dục để giải quyết những nhu cầu khác nhau, 2 giới này gặp vấn đề khi muốn hiểu lẫn nhau, và thế là họ lại quay sang phê phán nhau rằng người kia không đáp ứng được những điều mà mình tìm kiếm. Đàn ông nghĩ rằng phụ nữ lệ thuộc và yếu đuối, trong khi phụ nữ lại thấy rằng đàn ông liều mạng và không an toàn.

Trong cuốn sách của tôi về bí kíp hẹn hò cho phái mạnh, tôi nhấn mạnh rằng họ phải giảm sự lệ thuộc vào phụ nữ lại, điều này sẽ giúp họ giải quyết các nhu cầu của mình. Theo đuổi tình dục để tìm sự tôn trọng hoặc vì thấy cô đơn sẽ làm bạn không thu hút nữa. Thế là chia tay.

Một khi bạn thỏa mãn được các nhu cầu bản thân bằng những cách khác (gia đình vui vẻ, quan hệ xã hội rộng rãi, nghề nghiệp ổn định, …), bạn sẽ theo đuổi tình dục ở vị thế một người quyền lực và giàu có (vốn thu hút phụ nữ) chứ không phải là vị thế một kẻ cần tình thương và điên cuồng (kém thu hút).

Đàn ông và phụ nữ đều muốn giải quyết các nhu cầu bản thân và tìm người giúp họ làm điều đó. Phụ nữ thấy đàn ông lạnh lùng và vô ý vì họ không được thỏa mãn nhu cầu kết nối. Đàn ông thì lại cho rằng phụ nữ yếu đuối và lệ thuộc vì họ nghĩ rằng phụ nữ nghĩ tình dục như họ. Trong trường hợp trên, 2 người họ đều đang nhầm lẫn vì hiểu sai cách người kia nhìn nhận.

TÌNH DỤC, NHU CẦU VÀ SỰ GẮN KẾT

Tâm lý con người là 1 tổng thể các loại cảm xúc. Dù ở đâu, thuộc chủng tộc nào, có nền văn hóa nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào, mỗi người đều có những cảm xúc mạnh mẽ gắn với người nào đó trong cuộc đời. Đó là cha mẹ khi bạn còn nhỏ. Sau đó dần chuyển sang người yêu. Sự tăng các hormone oxytocin, serotonin và sự giảm testosterone hay hoạt động của vùng vỏ não thùy trán – những biến đổi này đều làm bạn say đắm với người khác, cho đến khi bạn có những đứa con (2, hoặc có thể là 10) khỏe mạnh trưởng thành.

Và vì tình dục hoàn toàn là để phục vụ tâm lý, tạo hóa đã gắn tình dục với nhu cầu được tôn trọng và gắn kết. Chúng liên kết với nhau rất chặt chẽ và không thể tách rời. Dù cho bạn có cố đè nén, chúng vẫn sẽ gào thét bên trong bạn, dưới nhiều dạng khác nhau.

Đó là lý do tại sao những kẻ đào hoa lạnh lùng trong chuyện tình cảm cuối cùng cũng có những cảm xúc bùng nổ, vào những lúc hắn ta không ngờ đến nhất. Đó là lý do tại sao phụ nữ chịu từ bỏ tất cả cho một phút giây lãng mạn. Đó cũng là lý do ta cứ muốn hẹn hò tiếp dù rằng những lần trước đều dang dở cả. Đó là lý do tại sao nghiện các văn hóa phẩm đồi trụy làm bạn cảm thấy như một kẻ thua cuộc, vì điều bạn thật sự muốn là cảm giác đi/được chinh phục. Mọi người tự dằn vặt vì bản thân không đủ tốt (để được tôn trọng) để có một tình yêu đúng nghĩa (để được kết nối).

Đó là vấn đề cảm xúc, không phải vấn đề tâm lý.

Tình dục không giống như ăn, vì a) bạn không chết nếu thiếu nó, và b) đó là một cảm xúc không thể né tránh, một khi bạn đã có. Tạo hóa thông minh nên đã trói buộc ta như thế – đặt nhu cầu tâm lý của ta lên trước và dùng tình dục để thỏa mãn chúng, bẫy chúng ta nghĩ rằng ta không thể sống thiếu tình dục. Và thế là các ông cứ đi ăn mảnh, hết lần này đến lần khác. Còn phụ nữ sau khi chia tay lại có xu hướng dễ dãi với người tình sau.

Và bây giờ bạn đã nhìn thấu vấn đề chứ. Đó không phải ở tình dục. Đó là ở cách ta tự nhìn nhận bản thân. Đó là xu thế tạo ra bởi tự nhiên, và sẽ không thay đổi một sớm một chiều.

Footnotes

  1. The human need for security can be seen from the evolutionary view in Buss (1996); from the psychodynamic view in Becker (1973), Freud (1909/1961), Erikson (1959/1980), Horney (1950) , and Psszczynski et al. (1997); and from the humanistic view in Maslow (1954) and Rogers (1961).↵
  2. The need for self esteem can be seen from the cybernetic-cognitive view in Bandura (1977), Carver and Scheier (1982), and Locke and Latham (1990); from the psychodynamic view in Erikson (1959/1980), Murray (1938), and White (1959),; from social psychologists in Aronson (1992), Epstein (1990), and Solomon et al. (1991); and from the humanistic view in Deci and Ryan (1985, 1991), Maslow (1954), and Rogers (1961).↵
  3. The need for autonomy can be found in Bakan (1966), Csikszentmihalyi (1997, 1999), deCharms (1968), Deci and Ryan (1985, 1991), Laing (1960), Maslow (1954), May (1967), and Rogers (1961).↵
  4. The need for connection can be seen from the evolutionary point of view in Bowlby (1969/1982), and Buss (1996); from psychodynamic and object relations theorists in Bakan (1966), Erikson (1959/1980), and Greenburg and Mitchell (1983); from social psychology by Baumeister and Leary (1995), Epstein (1990), Hazan and Shaver (1987), McAdams and Bryant (1987), and Reis and Patrick (1996); and from humanists in Deci and Ryan (1985, 1991), Maslow (1954), and Rogers (1961).↵
  5. House, J. S. (2001). Social isolation kills, but how and why? Psychosomatic Medicine, 63(2), 273–274.↵

Dịch từ: http://markmanson.net/sex-and-our-psychological-needs

Về tác giả:

Mark là một cây bút chuyên viết về các chủ đề tâm lý. Anh có nhiều bài viết chất lượng cho các trang tin hàng đầu như Huffington Post, CNN Travel, Forbes, và Good Men Project. Anh chán ghét lối viết truyền thống “Tôi là chuyên gia, bạn là người có vấn đề. Làm như thế này để sửa lỗi đi” và dùng cách viết “Tôi cũng như bạn, cũng mắc đầy lỗi. Mỗi khi gặp sự cố, tôi làm thế này này, bạn áp dụng thử xem có hiệu quả không. Vẫn không hiệu quả? Kệ m* nó đi”. Lối viết này của anh khiến mọi người rất thích thú và luôn hào hứng đón đọc bài viết mới của anh.

Leave a Comment