Thiên thời, địa lợi, nhân hoà

“Thiên thời, địa lợi, nhân hoà (khí hậu có lợi, địa hình có lợi, nhân ủng hộ)” bắt nguồn từ câu: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà” trong Mạnh Tử. Ngoài ra, Tôn Tẫn binh pháp cũng nói rằng: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, nếu không có được cả ba yếu tố này thì cho dù giành được thắng lợi tạm thời cũng sẽ để lại tai hoạ”. Quan niệm này nhấn mạnh cần xem xét đầy đủ các yếu tố như điều kiện khí hậu tự thiên, môi trường địa lý và sự ủng hộ. “Thiên thời” vốn là chỉ khí hậu có lợi khi tác chiến, phiếm chỉ các điều kiện có lợi về thời gian, trong đó bao gồm thời tiết, thời cơ và cơ hội, v.v.; “địa lợi” vốn chỉ địa hình có lợi khi tác chiến, phiếm chỉ các điều kiện có lợi về không gian, trong đó bao gồm địa hình, địa thế và vị trí, v.v.; “nhân hoà” vốn là chỉ nhận được sự ủng hộ của con người, trên dưới đồng lòng, đoàn kết nhất trí, phiếm chỉ thế mạnh về con người. Người xưa cho rằng, chúng là ba yếu tố quan trọng nhất liên quan đến sự thành bại, trong đó quan trọng nhất là “nhân hoà”. Quan niệm này đã phản ánh ba góc độ cơ bản trong khi xem xét vấn đề, đó là thời gian (thời cơ), không gian (môi trường) và con người, thể hiện quan niệm cơ bản “lấy nhân làm gốc”.

Leave a Comment