Những người lớn lên hoặc đang sống ở thành phố, có nhịp sống bận rộn, hối hả thường dễ gây căng thẳng và nhiều hệ quả đang được nhận thấy trong hành vi và bộ não. Nghiên cứu trên tạp chí Nature cho thấy mối liên hệ giữa cuộc sống thành phố với những căng thẳng trong các mối quan hệ xã hội; liên quan đến cảm xúc như sợ hãi, các chứng bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, và các hành vi khác như bạo lực đang gia tăng ở thành phố.
Cuộc sống đô thị yêu cầu người ta thường xuyên lọc thông tin, tránh xao lãnh, và đưa ra quyết định. Ta đã dành quá ít thời gian để não hồi phục, bào mòn khả năng tập trung dài hạn của chúng ta.
Làm thế nào cho đời sống trở nên hài hòa hơn?
Thiên nhiên như là câu trả lời. Giả thuyết của nhà tâm lý học nhận thức David Strayer là “hòa vào thiên nhiên cho phép phần vỏ não trước trán, trung tâm chỉ huy của não, giống như một cơ (bắp) bị sử dụng quá mức, được giảm tải và nghỉ ngơi”.
Kết quả nghiên cứu Gregory Bratman của Đại học Stanford đã nhận thấy rằng đi bộ trong môi trường tự nhiên có thể làm giảm sự nghiền ngẫm ý nghĩ, một thói quen không lành mạnh nhưng rất thông dụng, cứ suy nghĩ tới nghĩ lui(về nguyên nhân và kết quả của những trải nghiệm tiêu cực). Nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động thần kinh trong một khu vực của bộ não liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tâm thần đã được giảm xuống đối với những người tham gia đi bộ trong thiên nhiên, không như những người đi bộ trong môi trường đô thị.
Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nghiên cứu sự khác biệt trong hoạt động của não khi tình nguyện viên chỉ nhìn vào khung cảnh thành thị so với khung cảnh thiên nhiên. Đối với những người xem những cảnh thiên nhiên thì khu vực của não liên quan với sự đồng cảm và vị tha lại đột nhiên sinh động lên.
Tại Nhật Bản, các nhà khoa học nhận thấy những người dành nhiều thời gian trong tự nhiên – gọi là “shinrin-yokuor” nghĩa là “tắm rừng” – họ hít vào cơ thể “những vi khuẩn có lợi, các loại tinh dầu có nguồn gốc thực vật, và các ion âm-tính” tương tác với vi khuẩn đường ruột giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và cải thiện cả sức khỏe tâm thần và thể chất.
Thường xuyên dành thời gian trong thiên nhiên không là phương thuốc trị bách bệnh, nhưng đó là một phương cách phụ trợ thiết yếu cho sức khỏe và tâm lý. Thiên nhiên giúp ta trụ vững và hồi phục trước những thử thách trong cuộc sống. Ngay ở đô thị đều có thể tìm thấy thiên nhiên ở gần mình – một khu vườn, một công viên gần nhà, hay một con đường – để cho trí não giải lao.
Nguồn: David Suzuki Foundation.