Tâm Lý Phát Triển Của Tuổi Teen và Những Điều Cha Mẹ Cần Làm

Tâm lý phát triển của trẻ 12-14 tuổi

Thay đổi cảm xúc / xã hội:

Trẻ trong độ tuổi này có thể:

-Quan tâm nhiều hơn về ngoại hình, cơ thể, và quần áo.
-Tập trung vào bản thân nhiều hơn, thường dao động giữa những kỳ vọng cao vào bản thân và sự thiếu tự tin.
– Cảm xúc thay đổi thất thường.
-Cho thấy sự hứng thú và bị tác động bởi bạn bè đồng trang lứa.
– Ít thân mật với ba mẹ; đôi khi có thể hỗn hào hoặc tức giận bất chợt.
-Cảm thấy áp lực và nhiều thách thức từ việc học.
-Có thể có vấn đề về ăn uống
-Cảm thấy buồn bã, trầm uất rất nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số ở trường, lạm dụng rượu và chất kích thích, quan hệ tình dục không lành mạnh và nhiều vấn đề khác.

Suy nghĩ và học tập:
-Bắt đầu có những suy nghĩ phức tạp.
-Có thể diễn tả cảm xúc và suy nghĩ tốt hơn.
– Phát triển cảm nhận về đúng và sai mạnh mẽ.

Những điều cha mẹ nên làm:
-Thẳng thắn và trung thực khi nói chuyện với trẻ về những vấn đề nhạy cảm như thuốc, cồn, thuốc lá và tình dục.
-Gặp gỡ và biết những đứa bạn mà con chơi cùng.
-Thể hiện sự hứng thú với cuộc sống ở trường của con.
-Giúp đỡ trẻ có những quyết định đúng, cùng lúc khuyến khích trẻ tự quyết định chuyện của mình.
-Tôn trọng ý kiến của con. Coi trọng cảm nhận và suy nghĩ của chúng. Chuyện chúng biết được bạn lắng nghe chúng là rất quan trọng đấy.
-Khi có mâu thuẫn xảy ra, tốt nhất cha mẹ nên nói rõ ràng về mục tiêu cũng như kỳ vọng (ví dụ như muốn con có điểm số tốt, ngăn nắp, và tôn trọng cha mẹ) nhưng cũng để con trẻ có những quyết định và nỗ lực với những mục tiêu đó (ví dụ như học lúc nào, học như thế nào, hay dọn dẹp khi nào.)

An toàn là trên hết:
– Nói chuyện với trẻ về độ nguy hiểm của thuốc, cồn, thuốc lá và quan hệ tình dục không an toàn. Hỏi trẻ có biết hay có suy nghĩ gì về những vấn đề này, và chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ. Lắng nghe những gì trẻ nói và trả lời câu hỏi của chúng một cách trung thực và thẳng thắn nhất.

– Nói chuyện với trẻ về tầm quan trọng của việc có bạn bè có những sở thích, hoạt động tích cực. Khuyến khích trẻ nên tránh những bạn gây áp lực cho trẻ, bắt chúng làm ra những quyết định không đúng.

– Nên biết con bạn ở đâu và có người lớn ở đó không. Dành thời gian cho chúng nếu chúng gọi bạn. Bạn có thể tìm chúng ở nơi nào, và mấy giờ thì chúng sẽ về nhà.

-Đặt ra những luật lệ rõ ràng, ví như trẻ phải về nhà lúc mấy giờ. Nói chuyện về những vấn đề như bạn đến chơi nhà, và cách giải quyết những tình huống có thể nguy hiểm (cấp cứu, hoả hoạn, thuốc, tình dục, etc..) và hoàn thành bài tập cũng như công việc ở nhà.

Cơ thể khoẻ mạnh:
– Khuyến khích con bạn tham gia những hoạt động thể dục. Trẻ có thể tham gia các câu lạc bộ thể thao. Giúp đỡ những công việc nhà như dọn dẹp nhà cửa, dắt chó đi dạo, hoặc rửa xe cũng có những hiệu quả tích cực giữ con bạn năng động.

– Thời gian ăn cơm với gia đình là rất quan trọng, có thể giúp trẻ chọn lựa những thức ăn tốt cho cơ thể, và tạo cơ hội cho các thành viên nói chuyện với nhau.

– Hạn chế thời gian xem TV, lướt net không hơn 1-2 tiếng đồng hồ để đảm bảo chất lượng cho những hoạt động khác ở nhà, ở trường.

Tâm lý phát triển của trẻ 15- 17t

Thay đổi cảm xúc / xã hội

Trẻ em ở độ tuổi này có thể:
– Có nhiều hứng thú hơn với đối tuợng khác giới.
– Có ít xung đột với cha mẹ.
– Cho thấy sự độc lập nhiều hơn khỏi cha mẹ.
– Có năng lực quan tâm chăm sóc, chia sẻ và phát triển những mối quan hệ tình cảm.
– Dành ít thời gian cho cha mẹ, và nhiều thời gian cho bạn bè hơn.
-Cảm thấy buồn bã, trầm uất rất nhiều, điều này có thể ảnh hưởng đến điểm số ở trường, lạm dụng rượu và chất kích thích, quan hệ tình dục không lành mạnh và nhiều vấn đề khác.

Suy nghĩ và học tập:
– Học được nhiều thói quan làm việc hơn.
-Cho thấy nhiều sự quan tâm với ngôi trường tương lai và kế hoạch làm việc.
– Có thể đưa ra những lý do tốt hơn cho sự lựa chọn của mình bao gồm cái gì là đúng và cái gì là sai.

Những điều cha mẹ nên làm với trẻ ở độ tuổi này:
– Nói chuyện với con về những điều mà chúng lo lắng, quan tâm và chú ý đến bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của trẻ. Hỏi trẻ rằng chúng có suy nghĩ muốn tự tử hay không, đặc biệt là khi trẻ buồn và trầm uất. Hỏi về những suy nghĩ liên quan đến tự tử không làm cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực này. Ngược lại nó sẽ cho trẻ thấy rằng cha mẹ đang quan tâm đến chúng. Đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia nếu cần.

– Dành nhiều sự hứng thú quan tâm đến trường lớp của trẻ, những sở thích, hoạt động bên ngoài khác, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động như thể thao, kịchm ca nhạc, và vẽ.

-Khuyến khích trẻ tình nguyện và tham gia các hoạt động cộng đồng nơi trẻ đang sống.

– Khen ngợi và thưởng cho trẻ nếu chúng đạt được bất kỳ thành tích gì.

– Bày tỏ tình cảm với trẻ. Dành thời gian cùng chơi với chúng và làm những thứ chúng và bạn thích.

– Tôn trọng ý kiến con bạn. Nghe lời chúng tâm sự và đừng phủi sạch hay xem nhẹ những gì chúng lo lắng, quan tâm.

– Khuyến khích trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề riêng của mình. Giúp cho trẻ học cách đưa ra những quyết định đúng đắn. Tạo cơ hội cho trẻ có thể sử dụng sự phán đoán của mình, và lúc nào cũng dành thời gian đưa ra những lời khuyên và ủng hộ.

– Nếu con trẻ tham gia vào các phương tiện truyền thông, mạng xã hội như thể game, phòng chat, nhắn tin, khuyến khích trẻ nên đưa ra những quyết định đúng đắn về những gì chúng sẽ đăng tải và khoảng thời gian chúng sẽ dùng vào những hoạt động như thế này.

-Nếu trẻ có công việc, dùng cơ hội nào đó nói chuyện với chúng về những kỳ vọng, trách nhiệm và những cách hành xử tôn trọng trong môi trường công cộng.

– Nói chuyện với trẻ và giúp trẻ lập kế hoạch trước cho những tình huống khó khăn không may xảy ra. Nói chuyện với trẻ về những gì chúng có thể làm nếu như chúng đang ở trong nhóm bạn và có đứa dùng thuốc, hoặc bị áp lực phải quan hệ tình dục, hoặc đề nghị đưa về nhà của ai đó đang say.

– Tôn trọng khoảng không gian/ thời gian riêng tư của trẻ.

-Khuyến khích trẻ ngủ đủ, tập thể dục, ăn uống khoẻ mạnh.

An toàn là trên hết:

Cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ an toàn cho trẻ – dù cho chúng có lớn bao nhiêu đi chăng nữa. Dưới đây là những cách bạn có thể dùng để bảo vệ trẻ.

– Nói với trẻ về những sự nguy hiểm khi lái xe, và cách bảo vệ bản thân khi đang giao thông trên đường. Tai nạn giao thông là một trong những nguyên nhân dẫn đầu về tử vong thế nhưng có rất ít bạn trẻ hiểu cách tự giảm thiểu mức độ nguy hiểm xuống cho mình. Nhắc nhở chúng mang mũ bảo hiểm, không nên lái xe khi có chất cồn, quan sát đường khi đang lưu thông…

– Nói với trẻ về tự tử và chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo. Page đã có bài đăng về chủ đề này, các bạn có thể tìm đọc để tham khảo thêm. Tự tử là nguyên nhân dẫn đầu tử vong thứ ba ở Mỹ với trẻ trong độ tuổi 15 đến 24 (còn ở VN, tỷ lệ này ắt cũng không kém cạnh)

– Nói chuyện với trẻ về độ nguy hiểm của thuốc, cồn, thuốc lá và quan hệ tình dục không an toàn. Hỏi trẻ có biết hay có suy nghĩ gì về những vấn đề này, và chia sẻ cảm xúc của bạn với trẻ. Lắng nghe những gì trẻ nói và trả lời câu hỏi của chúng một cách trung thực và thẳng thắn nhất.

– Bàn với trẻ về tầm quan trọng của việc chọn bạn mà chơi. Nên chọn những người bạn không hành xử nguy hiểm hoặc theo cách không lành mạnh.

– Nên biết con bạn ở đâu và có người lớn ở đó không. Dành thời gian cho chúng nếu chúng gọi bạn. Bạn có thể tìm chúng ở nơi nào, và mấy giờ thì chúng sẽ về nhà.

Cơ thể khoẻ mạnh:

– Khuyến khích con bạn ngủ đủ và tập thể dục, ăn uống khoẻ mạnh. Nên chắc rằng con bạn sẽ tập thể dục một tiếng hoặc hơn hằng ngày.

– Không nên đặt TV trong phòng ngủ của con.

-Khuyến khích con nên ăn cơm với gia đình. Ăn cơm cùng gia đình có thể khiến trẻ có sự lựa chọn tốt về những loại thức ăn lành mạnh mà trẻ nên ăn, tăng cân hợp lý đồng thời , lúc dùng cơm chung với nhau cũng là thời gian tốt để nói chuyện với các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, những đứa trẻ ăn cơm cùng với gia đình thường có điểm số tốt hơn, ít hút thuốc , uống ruợu, dùng thuốc, đánh nhau, nghĩ về tự tử hoặc quan hệ tình dục hơn.

_______________

Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt.

Leave a Comment