Chúng ta đang sống trong thời đại mà những lời khuyên tâm lý học được cung cấp từ nhiều hình thức khác nhau. Cho dù đó là từ tạp chí Psychology Today, the American Psychological Association’s Help Center, bạn có thể tìm thấy những lời khuyên để cải thiện cuộc sống của bạn. Thử xem liệu bạn có đồng ý rằng 7 lời khuyên dựa trên tâm lý học sau có xứng đáng được gọi là “vĩ đại nhất” của tâm lý học hay không
Ta có thể biết được nhiều điều về con người bằng cách quan sát hành vi của họ.
Đối với một nhà tâm lý học hành vi, thông tin quan trọng nhất (nếu không nói là duy nhất) mà bạn cần để hiểu được một người là xem anh/cô ấy làm gì. Con người tiêu tiền vào những thứ họ thích, đầu tư thời gian của họ vào những công việc họ xem là chủ yếu cho hạnh phúc của họ, và bộc lộ tính cách của họ qua những cách họ đi và nói. Nếu bạn là một người có thói quen quan sát người khác, bạn có thể đóng vai Sherlock Holmes trong các trò chơi mà ở đó bạn suy luận một điều gì đó về một người bạn vừa mới gặp và kiểm tra xem liệu giả thiết của bạn có đúng. Sự thật là con người thường cố gắng để che giấu những động cơ thật của họ hoặc bị áp lực của hoàn cảnh phải hành động theo cách nào đó mà họ không có sự kiểm soát. Tuy nhiên, những sự lựa chọn mà con người đưa ra khi được trao sự tự do trọn vẹn có thể nói với bạn về những giá trị, sở thích và tính cách của họ.
Những sức mạnh bên trong có thể điều khiển hành vi bên ngoài.
Con người có thể bị điều khiển bởi những xung lực và những mâu thuẫn mà họ thậm chí không nhận ra. Freud (người khám phá ra vô thức) chỉ ra những xung lực bị kìm nén của chúng ta lọt ra ngoài thành hành vi quan sát được như thế nào (mà tôi thảo luận ở điểm 1). Bạn không cần phải là một nhà phân tâm học để có thể hiểu được những cơ chế phòng vệ cơ bản, hoặc để nhận ra có những lúc khi những vấn đề đau đớn hoặc gây ra sự lo lắng có thể khích động một số hành vi phản tác dụng của chúng ta.
Những mối quan hệ bền chặt là quan trọng cho hạnh phúc.
Tính tự lực là một mục tiêu mà nhiều người trong chúng ta phấn đấu để đạt được, và nhiều người sẽ chấp nhận hy sinh để có thể thể hiện tính độc lập của họ. Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho thấy, (bao gồm cả một nghiên cứu dài hạn về sự thân mật và hạnh phúc do tôi thực hiện (Sneed et al., 2012), thì khả năng gắn bó chặt chẽ với những người khác của bạn sẽ giúp bạn vượt qua nhiều thử thách của cuộc sống. Có lẽ đây là một trong những lí do mà rất nhiều người tìm kiếm lời khuyên về mối quan hệ. Khi mối quan hệ thân thiết nhất của bạn không hiệu quả thì bạn trở nên đau khổ và lo lắng, nhưng khi bạn có một đối tác mà bạn có thể dựa vào thì bạn cảm thấy bạn vượt qua được bất kì điều gì xảy ra ở thế giới bên ngoài.
Củng cố tích cực là một động lực to lớn.
Skinner chỉ ra, cách đây nhiều năm, động vật – kể cả con người – sẽ nỗ lực để nhận được những phần thưởng họ khao khát. Triết lý đằng sau nghiên cứu của Skinner đó là sự củng cố, chứ không phải sự trừng phạt, có nhiều khả năng nhất đem lại những kết quả được mong muốn. Trong cuộc sống của bạn, bạn thường xuyên sử dụng củng cố tích cực ngay cả khi bạn không thể gọi tên nó. Cho dù đó là việc cố gắng dụ con bạn học lâu hơn hoặc làm bản thân từ bỏ một thói quen xấu, thì sự củng cố tích cực là một phần không thể loại bỏ của cuộc sống.
Sử dụng hoặc đánh mất.
Câu này thường gắn với trí tuệ, và nhu cầu giữ được sự năng động (về trí tuệ) của chúng ta để tránh mất đi những kĩ năng quí giá như trí nhớ và phản ứng nhanh. Nguồn gốc thực sự của câu này có thể bắt nguồn từ nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tình dục Masters và Johnson. Các nghiên cứu của họ về những người lớn tuổi cho thấy tầm quan trọng của việc giữ được đời sống tình dục tích cực, ngay cả nếu sức chịu đựng cơ thể của người đó có thể đang trong giai đoạn suy giảm. Tuy nhiên, bây giờ chúng ta biết nhiều hơn về hoạt động trí óc đẩy mạnh chức năng nhận thức tốt hơn, bất kể độ tuổi của bạn. Một nghiên cứu dài hạn với những người lao động độ tuổi trung niên phát hiện thấy những người làm những công việc đòi hỏi những cấp độ hoạt động nhận thức cao hơn thì cho thấy ít có những sự suy yếu trong khả năng trí tuệ ở những năm sau này của họ.
Ý thức được những hoàn cảnh/tình huống ảnh hưởng đến hành vi như thế nào.
Điểm đáng chú ý nhất của tâm lý học xã hội đó là sự chứng minh rằng các cá nhân phản ứng giống nhau như thế nào, bất kể tính cách của họ là gì, trước những ảnh hưởng của tình huống. Ví dụ, thành kiến trong nhóm-ngoài nhóm khiến con người tập hợp thành nhóm với những người khác mà họ xem là giống họ và tức giận, xúc phạm hoặc thô bạo với những người họ xem là khác biệt. Không nhất thiết phải là những khác biệt thực sự để gây ra thành kiến này. Ví dụ, bạn cảm thấy như thế nào về những người đi bộ băng qua đường khi bạn đang ngồi sau vô lăng của xe oto (hoặc xe máy), bạn cảm thấy bực mình vì họ băng qua đường làm bạn phải chờ đợi. Ngược lại, khi bạn là người đi bộ, bạn trở nên nổi giận nếu một chiếc xe oto hoặc xe máy vù qua bạn, dường như họ không nhận thấy sự hiện diện của bạn. Khi chúng ta nhận ra ảnh hưởng phổ biến của chúng, chúng ta có thể chấp nhận và thông cảm hơn với những người khác.
Nhận ra có nhiều hơn một kiểu “Người thông minh sách vở” về trí thông minh.
Trong gần một thế kỉ, lý thuyết nhân tố “g” thống trị quan điểm về trí thông minh của tâm lý học. Quan điểm về g được đề xuất bởi nhà tâm lý học Charles Spearman, cho rằng trí thông minh bao gồm những khả năng tinh thần đặc biệt. Quan điểm này dấy lên tranh cãi vào những năm 1990 khi nó phản ánh quá nhiều về kiến thức học thuật. Những người chỉ trích như Robert Sternberg, Daniel Goleman, và Howard Gardner đã lãnh đạo một phong trào chống lại quan điểm g và cuối cùng dẫn đến một sự xem xét lại về cách chúng ta tiếp cận trí thông minh. Các nhà giáo dục, nhà lý luận và nhà nghiên cứu nhận ra tầm quan trọng của việc bổ sung “Người thông minh về con người (people smarts) và “người thông minh về cuộc sống, xã hội” (street smarts) đối với quan điểm trí thông minh đã lỗi thời.
Tâm lý học là một môn học lôi cuốn nhiều người trong chúng ta, và 7 bài học vĩ đại đó của nó có thể giúp bạn xử lý nhiều nan đề bất tận mà bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày của bạn.
Reference:
Sneed, J. R., Whitbourne, S., Schwartz, S. J., & Huang, S. (2012). The relationship between identity, intimacy, and midlife well-being: Findings from the Rochester Adult Longitudinal Study. Psychology And Aging, 27(2), 318-323. doi:10.1037/a0026378
Rubi dịch | Nguồn: Psychology’s Greatest Advice