Tiết Kinh Trập – 惊蛰( jīng zhé )(05-06/03) thuộc tiết khí mùa Xuân, thứ 3 sau tiết Vũ Thủy và trước tiết Xuân Phân. Khi Mặt Trời ở vào kinh độ 345.
Các loài côn trùng không ăn không uống bất động, ngủ đông dưới đất, gọi là “Trập”, tới thời điểm tiết trời ấm, những tiếng sấm xuân như một tiếng báo thức của trời đất xuất hiện, làm vạn vật bừng tỉnh, xưng là “Kinh”. Vì thế, Kinh Trập có nghĩa là sự tỉnh giấc của các loài công trùng sâu bọ sau một thời gian dài, chuyển tới mùa sinh sôi nảy nở. Vậy nên, tiết Kinh Trập còn hay gọi là tiết sâu nở.
Sấm xuân là điềm báo đáng chú ý nhất trong tiết Kinh trập. Theo một đúc kết của người xưa: “Nếu sấm sét của mùa xuân đến trước thời điểm tiết Kinh trập thức tỉnh côn trùng, thì năm đó thời tiết sẽ bất thường”.
Tiết Kinh Trập đánh dấu mốc quan trọng trong chu kỳ sinh học hàng năm, thời kỳ dương khí tươi mát, động vật thay lông đổi xác, thực vật ươm mầm nảy chồi, cảnh xuân tươi tốt, nên có ý nghĩa đặc biệt với người nông dân.
Ngoài thiên nhiên cá sẽ bơi từ vùng nước sâu đến vùng nước nông để kiếm thức ăn và sinh sản, các côn trùng, sâu bọ sẽ tỉnh giấc để kiếm ăn, rắn cũng sẽ thức dậy và bắt đầu săn mồi. Thời cổ đại có câu: Vạn vật xuất tự chấn, tức chấn động là điểm khởi đầu cho mọi thứ và tiết Kinh Trập chính là điểm chấn của đầu năm, là thời điểm dương khí thịnh hơn, mọi người cần ăn nhiều đồ mát để tránh bị nóng, giúp cân bằng cơ thể.