Sức mạnh của trì hoãn sự hài lòng

Phát triển kỹ năng điều khiển những ham muốn nhất thời như thế nào?

Sức mạnh của trì hoãn sự hài lòng

Năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng Walter Mischel đã đặt một cái bánh trước một nhóm trẻ em và cho chúng một sự lựa chọn: chúng có thể ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chúng có thể đợi cho đến khi ông đi công chuyện về và được thưởng thêm một cái bánh thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng không thể đợi thì chúng chỉ được phép ăn một cái bánh. Không ngạc nhiên, khi ông rời khỏi phòng, nhiều đứa trẻ ăn cái bánh ngay lập tức. Một số trẻ khác đã kháng cự được việc ăn cái bánh đầu tiên đủ lâu để nhận được thêm cái bánh thứ hai. Mischel gọi những đứa trẻ đó là trẻ có sự trì hoãn sự thoả ýcao (high-delay children – tức trẻ có đủ kiên nhẫn chống lại những cám dỗ để có được một sự thoả mãn lớn hơn).

Điều thú vị là những trẻ có khả năng trì hoãn sự thoả ýtốt thì học tập tốt hơn ở trường và ít có những vấn đề về hành vi hơn những trẻ chỉ có thể kháng cự ham muốn ăn bánh trong một vài phút – và có điểm trung bình SAT cao hơn 210 điểm. Khi trưởng thành, những trẻ có sự trì hoãn cao hoàn thành bậc đại học với tỷ lệ cao hơn những trẻ khác và có thu nhập cao hơn. Ngược lại, những trẻ khó khăn trong sự trì hoãn hài lòng nhất thì có tỷ lệ ở tù cao hơn khi trưởng thành và có nhiều khả năng gặp vấn đề nghiện rượu, ma tuý.

Khả năng trì hoãn sự thoả ý – đó là kiểm soát những ham muốn nhất thời – có thể là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần học để có một cuộc sống thành công và thỏa mãn. Câu hỏi là, làm thế nào chúng ta học được nó?

Câu trả lời có thể nằm ở những chiến lược mà những đứa trẻ trì hoãn cao của Mischel sử dụng. Thay vì kháng cự lại sự thôi thúc ăn bánh, những đứa trẻ đó làm xao nhãng bản thân khỏi thôi thúc. Chúng chơi với đồ chơi trong phòng, tự hát cho mình nghe, và nhìn đi đâu đó ngoại trừ cái bánh. Tóm lại, chúng làm mọi thứ có thể để loại bỏ cái bánh ra khỏi tâm trí chúng.

Trong một nghiên cứu thứ hai, Mischel đặt hai thanh kẹo dẻo trước một nhóm trẻ khác nhau, như trong nghiên cứu trước, ông giải thích là nếu ăn cái đầu tiên trước khi ông quay lại phòng thì chúng sẽ không được ăn cái thứ hai. Sau đó, ông hướng dẫn một nhóm rằng khi ông bước ra khỏi phòng, hãy tưởng tượng những thanh kẹo dẻo giống những đám mây nhiều như thế nào: tròn, trắng, phồng ra. Ngược lại, ông hướng dẫn một nhóm kiểm soát, tưởng tượng về sự ngọt ngào, mềm dẻo của thanh kẹo. Nhóm thứ ba, ông hướng dẫn tưởng tượng về những cái bánh quy cứng giòn và mằn mặn. Ta không ngạc nhiên khi những trẻ tưởng tượng về đặc điểm của thanh kẹo giống như những đám mây thì đợi lâu hơn gấp 3 lần như trẻ được chỉ dẫn tưởng tượng về mùi vị thơm ngon của kẹo. Tuy nhiên, ngạc nhiên nhất là việc hình dung về niềm vui của việc ăn những cái bánh quy tạo ra sự trì hoãn hài lòng lâu nhất trong tất cả. Rõ ràng, việc tưởng tượng về sự thỏa mãn khi theo đuổi một sự cám dỗ không có sẵn làm những đứa trẻ xao nhãng về thanh kẹo dẻo hơn là việc tái cơ cấu nhận thức của chúng về thanh kẹo.

Nói cách khác, một trong những cách hiệu quả nhất để làm xao nhãng bản thân khỏi một cám dỗ mà ta không muốn chiều theo, đó là tập trung vào một thú vui khác. Vì vậy, lần tới nếu bạn thấy mình phải đương đầu với một sự cám dỗ– dù đó là một miếng bánh, một ly rượu– đừng dùng đến sức mạnh ý chí để kháng cự lại nó. Hãy chuyển sự chú ý của bạn đến nơi nào đó bằng cách tưởng tượng về một thú vui khác không có sẵn ngay lập tức cho bạn. Nếu bạn có thể dịch chuyển thành công sự chú ý sang một nơi khác cho đến khi sự cám dỗ bị chuyển khỏi môi trường của bạn hoặc bạn chuyển bản thân ra khỏi môi trường của nó, bạn sẽ làm giảm sự ham muốn nhất thời của mình nhiều hơn so với hầu hết những cách thức can thiệp khác mà bạn có thể thử.

Rubi dịch

Nguồn:http://www.psychologytoday.com/blog/happiness-in-world/201207/the-power-delaying-gratification

Leave a Comment