Trong các nền văn hoá xuyên suốt lịch sử loài người, sức mạnh ẩn dấu và ảnh hưởng đến tinh thần, thể hiện sự ảnh hưởng đến các câu chuyện về chính trị, hôn nhân, quyền lực và địa vị xã hội. Vẻ ngoài, phong cách và sắc đẹp
Những ấn tượng ban đầu.
Hình ảnh ban đầu kéo dài trong suy nghĩ và ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận và đối xử với người khác.
Nếu tham dự một bữa tiệc và chủ nhà tử tế và hào phóng, bạn sẽ tha thứ cho anh ta khi anh ta làm đổ rượi lên chiếc áo sơ mi của bạn. Việc này đến từ hành vi mang tính tiến hoá và thích nghi của chúng ta.
David McRaney nói trong cuốn sách You Are Not So Smart:
Để giảm số lượng việc cần xử lý, bộ não của bạn có xu hướng dán những cái nhãn rất đơn giản lên những thứ mà bạn gặp mỗi lúc. Bạn có thể cảm ơn tổ tiên của bạn vì đã chú ý đến những cái nhãn đó hàng triệu năm, vì một số thứ mà bạn có nhiều khả năng bắt gặp nhất trong cuộc sống thì giờ đã được lập trình trong tiềm thức là tốt hoặc xấu, đáng ao ước hoặc không.
Hiệu ứng hào quang.
Hào quang làm cho một tính cách, đặc điểm(ví dụ, xinh đẹp) tô vẽ mạnh mẽ nhận thức của bạn về tất cả những tính cách khác. Nếu con người cho rằng ai đó xinh đẹp thì cũng có thể giả định rằng họ cũng thông minh, tham vọng, thú vị…Chúng ta đều tạo ra những giả định đó trước, nó miêu tả một biến thể khác của cảm xúc để khám phá.
Xem và đánh giá con người từ vẻ ngoài là trải nghiệm của hoạt động não bộ được thông báo bởi nền văn hoá. Trải nghiệm của bạn và những ảnh hưởng của sự thừa hưởng về mặt tiến hoá.
Lý do sắc đẹp cho ta ấn tượng ban đầu mạnh mẽ.
Năm 1972, các nhà tâm lý Karen Dion, Ellen Berscheid, và Elaine Walster thực hiện một nghiên cứu để xem sắc đẹp gây ra hiệu ứng hào quang như thế nào. Tuy nhiên, những người tham gia được cho biết là nghiên cứu chỉ tập trung vào những ấn tượng ban đầu. Mỗi người nhận được ba phong bì chứa ba tấm ảnh mà các nhà nghiên cứu đã đánh giá theo một thang đo về sự quyến rũ – rất quyến rũ, bình thường và không quyến rũ.
Các kết quả? Không có gì ngoài một bức ảnh để đặt cơ sở cho những đánh giá của họ, những người rất quyến rũ sở hữu phần lớn những tính cách và mạnh mẽ hơn những người khác. Họ cũng hạnh phúc và thành công hơn, là những bố mẹ tuyệt vời hơn và có nghề nghiệp tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra, bạn mong đợi nhiều hơn từ người xinh đẹp trước khi bạn biết được bất kì điều gì khác về họ, và khi họ không đạt được những mong đợi của bạn, bạn cho họ nhiều cơ hội để chứng tỏ bản thân họ hơn những người có ngoại hình kém cân đối hoặc thon thả hoặc vai u thịt bắp hoặc ngực to hoặc bất kỳ tiêu chuẩn gì về sự quyến rũ theo văn hoá được đưa vào nhận thức của bạn.”
Hiệu ứng hào quang không chỉ giới hạn ở sự quyến rũ cơ thể. Máy hút bụi được đánh giá 5 sao, nhãn New York Times Bestseller trên bìa cuốn sách, giải thưởng Pulitzer—tất cả các nhãn mác đó có sức ảnh hưởng sâu sắc đến việc liệu chúng ta thích hay không thích, có rút thẻ tín dụng hay không. Nó là một con đường tắt tâm lý cho phép chúng ta đưa ra các quyết định nhanh chóng thay vì ngồi cân nhắc tất cả các yếu tố khác nhau.
Người chỉ trích tồi tệ nhất của mình
Dù cái đẹp nằm trong đôi mắt người nhìn, thì những gì mà chúng ta tin là đẹp lại bị làm suy giảm bởi truyền thông. Không có sự tự ý thức, chúng ta có thể bị lôi kéo, giằng co trong cuộc tìm kiếm điều gì là đẹp và được chấp nhận.
Thật khó mà bỏ qua những tiêu chuẩn nhân tạo về sắc đẹp và trở nên từ bi hơn đối với bản thân chúng ta và những người khác. Dove thực hiện một chiến dịch tuyệt vời và nghiên cứu về việc chúng ta là người chỉ trích tồi tệ nhất của mình như thế nào, và khi người khác miêu tả về chúng ta, họ khen ngợi và cảm kích, trong khi chúng ta lại chỉ trích và buộc tội bản thân.
Nguy cơ nằm trong tất cả chuyện này là sự thiếu hiểu biết về hiệu ứng hào quang, mù quáng bởi vẻ rực rõ của sắc đẹp hoặc một nhãn hiệu văn hoá nổi tiếng. Để vượt qua điều này, một sự hiểu biết khoa học về sắc đẹp và những ảnh hưởng của nó là có lợi. Thật khó mà không xem xét các sự vật hoặc con người theo một hệ thống phân chia đánh giá.
Với sự xem xét cẩn thận về những thứ chúng ta đang xem và kể cho bản thân, có lẽ chúng ta có thể đạt được một mức độ khách quan, cho phép chúng ta không mù quáng bởi hiệu ứng hào quang, và do đó chúng ta có thể học cách thưởng thức vẻ đẹp ở mọi hình thức của nó.
Nhưng nếu mức độ thành công của một người có thể được đo đạc bởi, chẳng hạn, mức thu nhập của người đó, thì liệu mức độ tác động của ngoại hình lên thành công có thể đo đạc được hay không?
Người đẹp thu nhập có cao không?
Có. Câu trả lời của nhà kinh tế học Daniel S. Hamermesh trong Beauty Pays: Why Attractive People Are More Successful (Tạm dịch là Lợi thế sắc đẹp: lý do người quyến rũ thường thành công hơn). Qua số liệu thu thập trong một nghiên cứu năm 1971 ở Đại học Michigan (Mỹ), ông rút ra kết luận ở bối cảnh nước Mỹ những năm 70, người xấu có thu nhập thấp hơn mức trung bình 3- 22%, còn người đẹp thì có thu nhập cao hơn mức trung bình 3-4%. [1]
Hamermesh đã mở rộng kết luận ra rằng:
Nếu bạn có ngoại hình đẹp, bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn, đạt hiệu quả công việc cao hơn, dễ kết đôi, lập gia đình với những người quyến rũ, thành đạt hơn, và thậm chí là vay nợ ngân hàng cũng nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, Hamermesh đã nghiêm ngặt tách biệt các thành tố cấu thành nên vẻ ngoài: gương mặt, chiều cao, cân nặng, cách ăn mặc, ngôn ngữ cơ thể, thần thái, khí chất; cho rằng cách phân định nhan sắc của một người đẹp hay xấu chỉ cần dựa vào gương mặt [3] và theo đó, chỉ đánh giá vẻ ngoài dựa vào tính hài hòa của gương mặt mà thôi. Điều này vô tình đã xem nhẹ mối liên hệ mật thiết giữa vẻ ngoài với các tính trạng khác như sự tự tin [4], sức khỏe hay trí thông minh [5]. Và vì vậy, hầu hết các kết luận trong cuốn sách đều chỉ có độ chắc chắn ở mức tương đối.
CÁC NGUỒN THAM KHẢO:
[1] Beauty Pays, Chapter 3: Beauty and the Worker, p.36 & p.50 [2] Beauty Pays, Preface, page 7 [3] Daniel Hamermesh trả lời câu hỏi của độc giả trên trang Freakonomics.http://freakonomics.com/2011/08/18/danhamermesh-answers-your-questions-about-beautypays/ [4] Bài review của Susan Adams trên Forbes: https://www.forbes.com/sites/susanadams/2011/0 8/30/does-beauty-really-pay/#23e5c8a17276 [5] Bài review của PhD. Jason Collins: https://jasoncollins.org/2011/09/20/hamermeshsbeauty-pays/ [6] Daniel Hamermesh trả lời phỏng vấn của The Wall Street Journal: https://www.wsj.com/articles/SB10001424052970 203687504576655331418204842 [7] http://www.psychologytoday.com/blog/