Tâm trí của chúng ta có đang bị chi phối bởi những mánh khóe tinh vi của nghệ thuật tâm lý. Đôi khi thuyết phục và bị thuyết phục không khó như ta tưởng.
Liệu chúng ta có phải chỉ là con rối trên dây?
Hầu hết con người đều cho rằng họ là những cá thể tự do – vận mệnh của họ nằm trong chính tay mình. Nhưng họ có thể đã nhầm. Chúng ta thường xuyên bất lực như một chú rối, bị giật dây bởi những ảnh hưởng đầy tinh vi và tế nhị của người khác. Thậm chí không hề cảm thấy bị lôi kéo, chúng ta làm theo mong muốn của họ trong khi vẫn luôn tin tưởng rằng đó là ý tưởng của chính bản thân mình.
“Điều chúng tôi ngày càng nhận thấy rõ trong nghiên cứu tâm lý học chính là rất nhiều các quyết định chúng ta đưa ra đang chịu sự tác động từ những điều chúng ta không hề ý thức” – theo Jay Olson, Đại học McGill, Canada. Olson gần đây vừa tạo ra một cuộc thí nghiệm tài tình, cho thấy con người chúng ta dễ dàng bị thao túng như thế nào trước sự thuyết phục nhẹ nhàng nhất. Câu hỏi đặt ra ở đây là, liệu chúng ta có học được các thủ thuật này hay không, và chúng ta có thể tận dụng chúng như thế nào trong cuộc sống?
Liệu có khi nào chúng ta chỉ là những con rối trên dây?
Olso đã dành cả cuộc đời mình cho đến hiện tại nghiên cứu những mẹo tinh tế “đánh lừa” nhận thức của con người, quá trình đó bắt đầu từ các trò ảo thuật. “Tôi bắt đầu chơi ảo thuật từ lúc 5 tuổi và biểu diễn khi tôi lên bảy” – anh cho hay.
Là một sinh viên nghiên cứu ngành tâm lý học, cậu thanh niên nhận ra kĩ xảo ảo thuật mà cậu yêu thích hỗ trợ rất nhiều cho sự tiếp cận với tâm trí con người mà cậu học ở trường. “Rất nhiều điều tôi được dạy về sự chú ý và trí nhớ đều từng được các nhà ảo thuật nhắc đến theo một cách khác”– anh nói.
Cụ thể, một mánh nhỏ trong ảo thuật cờ đã thu hút trí tưởng tượng của cậu sinh viên này khi anh quyết định bắt đầu nghiên cứu. Đứng trước một trong những vị khán giả được mời chọn một quân cờ bất kỳ, bộ cờ sẽ được Olson trải qua một lượt. Không cần biết người tham gia là ai, anh đã biết ngay họ sẽ chọn quân nào, anh chỉ việc thò tay vào túi lấy ra thẻ bài mà người chơi đã chọn trước sự ngạc nhiên của đám đông.
Bí mật ở đây rất rõ ràng, ảo thuật gia đã nán lại ở quân bài mà anh ta chủ ý cho người chơi chọn lựa khi xáo bài. (Trong cuộc trò chuyện, Olson không tiết lộ mưu mẹo nào anh đã dùng để điều khiển lựa chọn của người chơi. Nhưng một số người lý luận rằng việc thu bài chậm khiến nó ở lại trong tầm nhìn của người chơi lâu hơn). Chỉ một vài phần nghìn giây đó đã đưa lá cờ vào tâm trí tình nguyện viên, khiến họ tự nguyện bốc quân cờ đó khi được thúc đẩy đưa ra lựa chọn.
Với tư cách một nhà khoa học, nhiệm vụ đầu tiên của Olson là phải chính thức kiểm tra tỉ lệ thành công “điều khiển tâm lý người chơi trong ảo thuật” của anh. Mặc dù đã biết kĩ xảo chơi của mình tương đối hiệu quả, kết quả của cuộc thử nghiệm vẫn thực sự khiến Olson sửng sốt – 103 trong số 105 người tham gia hoàn toàn chịu sự chi phối của anh thông qua các mánh khóe mà anh sử dụng.
Theo cậu sinh viên Olson, ảo thuật gia là người giỏi áp dụng nghệ thuật tâm lý học
Chẳng hề ngạc nhiên, thí nghiệm này của anh đã thu hút sự chú ý không nhỏ của truyền thông – nhưng đó là phần sau của câu chuyện. Công trình nghiên cứu thực sự khiến Olson kinh ngạc, tâm trí của chúng ta dễ bị thao túng hơn chúng ta tưởng.
Ví dụ, khi Olson hỏi những tình nguyện viên sau khi hoàn thành thí nghiệm, anh hoàn toàn sốc khi biết được rằng 92% những người tham gia không hề biết họ đang bị thao túng và cảm thấy họ đang toàn quyền điều khiển quyết định của mình. Và đáng ngạc nhiên hơn, một số lượng không nhỏ người chơi còn tự tưởng tượng ra các lý do thúc đẩy họ chọn lựa quân cờ đó. Olson cho biết:“Một trong số đó còn bảo rằng ‘Tôi chọn quân mười cơ vì 10 là con số lớn và tôi đã có ý định chọn quân cơ từ trước’,” – bất chấp thực tế rằng Olson đã hoàn toàn nắm quyền kiểm soát lựa chọn của họ. Hơn thế nữa, Olson còn phát hiện ra rằng những thứ như kiểu tính cách của người chơi hay các thuộc tính cụ thể của lá bài (màu và con số) dường như không có ảnh hưởng gì đến việc tâm trí có dễ dàng bị chi phối hay không – tất cả chúng ta dường như đều dễ bị tổn thương như nhau.
Những hệ quả luận suy còn đi xa hơn sân khấu ảo thuật và chúng ta nên xem xét lại nhận thức của mình về ý chí cá nhân. Bất kể chúng ta có ý thức về tự do mạnh đến thế nào, khả năng chúng ta có thể ra quyết định độc lập đôi khi chỉ là ảo tưởng. “Được tự do ra quyết định chỉ là một loại cảm giác – nó không liên quan đến bản thân quyết định đó” – Olson nói.
Bạn không tin lời cậu sinh viên Olson?
Hãy nghĩ lại những lần bạn đi ăn ở nhà hàng. Olson nói rằng khả năng bạn lựa chọn các món nằm ở phần đầu hoặc phần cuối của thực đơn cao gấp đôi – bởi đó là các “vùng” trên thực đơn thu hút ánh mắt bạn đầu tiên. “Nhưng nếu ai đó hỏi bạn tại sao lại chọn cá hồi, bạn chỉ đơn giản trả lời vì bạn thèm ăn cá hồi” – trích lời Olson – “Bạn sẽ không trả lời rằng bởi vì cá hồi là món đầu tiên tôi nhìn thấy trên thực đơn.” Hay nói cách khác, chúng ta tự nghĩ ra những lý do hợp lý để giải thích cho sựa lựa chọn của mình, bất chấp thực tế rằng quyết định đó chịu sự lôi kéo tinh tế của nhà hàng.
Hay thử bàn đến một việc đơn giản là lựa chọn rượu trong siêu thị?
Jennifer McKendrick và đồng nghiệp tại Đại học Leicester phát hiện ra rằng chỉ cần đơn giản là chơi nhạc nền tiếng Pháp hay tiếng Đức sẽ khiến người ta mua các loại rượu được sản xuất từ các vùng này nhiều hơn. Tuy nhiên, khi được hỏi, các đối tượng này hoàn toàn chẳng biết gì về thực tế rằng họ đang được khuyến khích để mua các loại rượu trên.
Bạn chắc chắn rằng sự lựa chọn của bạn hoàn toàn là khẩu vị “của bạn” chứ?
Và thao túng chính trị và bầu cử?
Ngoài những ví dụ kể trên, các mánh khóe điều khiển tâm trí người khác trong thực tế là một chủ đề gây tranh cãi dài dài. Vào cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2000, phe ủng hộ AI Gore kiến nghị rằng Đảng Cộng Hòa đã cố tình chiếu chữ “RATS” (Chuột) trong các đoạn các cáo miêu tả các ứng viên của Đảng Dân Chủ.
Những người ủng hộ Gore tin rằng những thông điệp giới thiệu (bị cáo buộc có sự can thiệp tiêu cực) về ứng viên của họ đã ảnh hưởng đến những người tham gia bầu cử. Nhân rộng các quảng cáo trên truyền hình với hình ảnh các ứng viên phát kèm nội dung đã qua “xử lý”, Drew Westen thuộc Đại Học Emory phát hiện ra rằng dòng chữ chiếu lên đó thực sự gây tổn hại đến xếp hạng của các chính trị gia, theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của anh cho thấy. Liệu chiến lược này có tác động đến kết quả bầu cử hay không về dài hạn vẫn cần bàn luận thêm (Tương tự, sự thành công dự kiến của loạt quảng cáo đánh vào tiềm thức này gây ra rất nhiều tranh chấp), nhưng dường như các mánh khóe đánh lừa này ít nhiều có tác động đến hành vi con người trong khi họ thậm chí không hề nhận ra.
Theo một kết quả nghiên cứu bất ngờ khác, chỉ đơn giản để người dùng xem ảnh một vận động viên chiến thắng một cuộc đua sẽ thúc đẩy đáng kể doanh số bán hàng qua điện thoại – bất chấp thực tế rằng hầu hết mọi người thậm chí không thể nhớ họ đã xem bức ảnh. Ngoài ra, các bằng chứng cho thấy rằng nếu bạn mang lại cho người khác một đồ uống nóng bạn trở thành một người “ấm áp” hơn trong ấn tượng của họ. Hoặc nếu có mùi khó chịu xung quanh khi bạn gặp gỡ ai đó, bạn dễ cảm thấy “ghê tởm” và khiến bạn đánh giá người khác khắt khe hơn.
Làm thế nào để nhận ra sự thao túng
Rõ ràng, những hiểu biết về lĩnh vực này sẽ trở nên khủng khiếp nếu nằm trong tay những kẻ xấu, vì vậy việc trang bị kĩ năng nhận biết những kẻ đang cố tình lợi dụng chúng ta sẽ cực kỳ hữu ích. Dựa trên khoa học cơ bản, dưới đây là 4 kiểu hành động có tính chất thao túng bạn nên chú ý ở đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là người lạ trong cuộc sống hằng ngày:
1. Một cái chạm có thể chứa sức mạnh khủng khiếp
Chạm vai và nhìn vào mắt đối phương là một kĩ thuật thuyết phục điển hình
Đơn giản là vỗ nhẹ vào vai ai đó và nhìn sâu vào mắt họ sẽ khiến đối phương cởi mở hơn với các lời đề nghị. Đây là kỹ thuật Olson đã dùng trong các mánh khóe của mình, và trên thực tế nó cũng rất hiệu quả trong các tình huống đời sống – chẳng hạn như thuyết phục ai đó cho bạn vay tiền.
2. Kiểm soát tốc độ nói
Tốc độ luôn luôn có ưu thế bất ngờ
Olson tiết lộ rằng các nhà ảo thuật thường cố gắng hối thúc người tình nguyện cùng chơi và khiến họ phải gấp gáp chọn lựa điều đầu tiên hiện ra trong tâm trí – hy vọng đó sẽ là ý tưởng mà ảo thuật gia đã gieo vào người chơi.
Thế nhưng một khi đã đưa ra lựa chọn, tình nguyện viên sẽ lại trở lại trạng thái thoải mái. Do đó, người chơi thường cho rằng họ đã được “tự do” suy nghĩ trong thời gian họ có.
3. Chú ý tầm nhìn
Lướt bài chậm có chủ đích trước tầm nhìn của người chơi cũng là thủ thuật tâm lý học áp dụng trong ảo thuật
Bằng cách kéo dài thời gian ở lá bài anh đã định trước, Olson khiến hình ảnh của nó trở nên “nổi bật” và kẹt lại trong tâm trí người chơi mà họ không hề ý thức được.
Có rất nhiều cách để lá bài gây chú ý, đặt nó trong tầm mắt, di chuyển nó chầm chậm đến gần người chơi. Vì lí do tương tự như trên, cuối cùng chúng ta thường lựa chọn điều đầu tiên hiện ra.
4. Một số câu hỏi nhất định sẽ gieo mầm ý tưởng
Hỏi đúng cách là một phương pháp “gieo mầm ý tưởng”
Ví dụ, “Tại sao bạn cho rằng đây sẽ là một ý tưởng hay ho?” hoặc “Theo bạn đâu sẽ là lợi thế?”. Nghe qua những câu hỏi này rất hiển nhiên, nhưng thực ra khi để một người “tự thuyết phục mình” chúng ta đang khiến họ cảm thấy tự tin hơn vào quyết định của bản thân trong dài hạn – như thể từ trước đến nay ý tưởng đó hoàn toàn là do họ muốn.
Có thể tất cả chúng ta đều chỉ là những con rối bị các mánh khóe tinh vi giật dây – nhưng nếu ta bắt đầu học cách phân biệt ai đang cầm bàn điều khiển, ít nhất chúng ta còn có cơ hội thoát ra và làm chủ chính mình.
Nguồn: Entrepreneur