NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN THỰC SỰ CỦA ĐỘC ÁC

Nguyên nhân thực sự đằng sau việc con người đối xử tàn ác với nhau.

Xuất bản ngày 23/06/2013 của tác giả Alex Lickerman, M.D. trong Hạnh phúc trong thế giới này (Happiness in this World)

Hồi học lớp bảy, có một lần, khi đang ở trong phòng thay đồ trước giờ thể dục, tôi bắt gặp một nhóm bạn cùng lớp đang bắt nạt một cậu bạn tên Pino chỉ vì cậu ta có ngực (hội chứng có tên gynecomastia – đôi khi xuất hiện ở các cậu bé vào tuổi dậy thì, thông thường sẽ tự biến mất). Tôi đã không dám đứng ra bảo vệ cậu ấy, bởi tôi sợ rằng chúng sẽ chĩa mũi dùi sang mình, nhưng tôi vẫn nhớ cái cảm giác tội lỗi với Pino và luôn tự hỏi tại sao con người ta có thể đối xử tàn ác với người khác dễ dàng đến thế.

Một điều thường thấy là trẻ con có thể hành xử tệ hại với đứa này đứa kia trong những giai đoạn phát triển nhất định của chúng, có thể nhẫn tâm bắt nạt những đứa bé khác nhưng bằng cách nào đó mà khi trưởng thành đứa trẻ đó vẫn có thể trở thành một người biết cư xử, biết bỏ lại sau lưng quá khứ xấu xa của bản thân khi còn ở thủa thiếu thời (đương nhiên, đáng tiếc là không phải đứa trẻ nào cũng làm được điều đó, nhiều đứa đã không thể cứ như vậy mà bỏ lại mọi thứ sau lưng được, thường là do xung động tuổi trẻ, tính độc ác hay do chúng bị người lớn bỏ bê, thiếu quan tâm). Phần lớn chúng ta đều cho rằng trẻ nhỏ mà có hành vi tàn ác là không thể chấp nhận được vì khi đã trưởng thành, chúng ta thường có xu hướng trấn áp, chấm dứt hành vi đó ngay khi ta nhận biết được về chúng. Và ngay cả khi ta đã biết được nguồn cơn của những hành vi độc ác ấy, chúng ta vẫn cứ cố áp đặt rằng bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi đó, và hơn thế nữa, cho rằng về cơ bản thì giết người hay chiến tranh đều gây ra phản ứng tương tự nhau.

SỨC MẠNH CỦA ĐỊNH KIẾN

Được gọi là sức mạnh của định kiến, là khái niệm do Gabriel Marcel đưa ra trong bài luận về “Sức mạnh của định kiến – nguyên nhân gây ra chiến tranh” (The Spirit of Abstraction as a Factor Making for War) của mình, nó được miêu tả như là hệ quả của thói quen nhìn nhận con người ở mặt chức năng hơn là một thực thể sống. Vào những năm đầu trong lịch sử của Hoa Kì, trong một thời gian dài, những người Mĩ gốc Phi bị coi là “nô lệ”, họ không được xem là con người mà bị coi như đồ vật, nhờ vậy mà những chủ nô có thể xem họ như tài sản của mình. Hilter đã thuyết phục được phần đông dân số Đức tin rằng: một phần trong dân số thế giới – “những người Do Thái” vốn là những con người bình thường trở thành những kẻ hèn kém trong mắt người dân Đức đến mức hắn có thể dễ dàng xóa sổ 6 triệu người Do Thái (chưa kể đến gần nửa triệu người dân Gypsies chịu chung số phận). Và khi đến lượt mình, thì người Mĩ cũng xem người Nhật Bản (Japanese) là những “Japs” – biến họ từ những con người có hi vọng, tình thương, gia đình và nỗi sợ hãi trở thành “kẻ thù”, và từ đó hợp thức hóa việc ném hai quả bom nguyên tử xuống nước Nhật.

KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ LẦN Đó HAY MỘT NƠI NÀO KHÁC

Khi George H. Bush tuyên bố bắt đầu cuộc chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1990, người ta vẫn đưa tin vui về một trận bóng chày chuyên nghiệp, dù cho cuộc chiến đó là cần thiết, tôi vẫn cho rằng nếu những người tham chiến mà không mang theo một trái tim trĩu nặng thì quả thực là hết sức tàn bạo. Dù vậy thì giờ tôi cũng đã hiểu tại sao cái tin vui kia lại cần thiết đến vậy. Đó chính là sức mạnh của định kiến.

Ngày nay, có những loại dịch vụ quảng cáo qua điện thoại bàn khiến chúng ta phải bắt máy rồi lại cáu kỉnh cúp máy. Lại có cả những chế độ hậu mãi khiến chúng ta mệt mỏi: “không có hóa đơn thì không trả hàng”. Rồi có cả những tay lái xe trên đường khiến ta phải nguyền rủa mỗi lần họ chẹn đường ta đi (một dạng của thói quen đưa ra định kiến mà tôi thường xuyên mắc phải). Những ví dụ trên đây là một trong nhiều cách khiến chúng ta trở thành nạn nhân của định kiến trong cuộc sống thường nhật.

Sức mạnh của định kiến là nguyên nhân chính khiến tôi từ chối tham gia vào bất cứ hội, nhóm nào. Mỗi nền văn hóa hay truyền thống khác nhau đều có cấu trúc vững chắc và sự lôi cuốn nhất định, nhưng lại quá mức dễ dàng khi hình thành định kiến về một ai đó (người Mĩ, người Canada, tín đồ Hồi giáo, người Do Thái, các phật tử, phụ nữ, trẻ em, bác sĩ, phục vụ phòng, thợ cắt tóc) nếu ta gán cho họ quá nhiều thứ quan trọng. Việc đánh giá một con người ở một khía cạnh nhất định nào đó không hoàn toàn là sai trái (trừ khi đó là công việc của bạn), nhưng bất cứ hội nhóm nào – trừ hội lớn nhất ra, tức là cả nhân loại chúng ta (ngay cả như vậy thì vẫn còn quá hẹp) – bằng nhận định của mình mà bài trừ người khác. Chúng ta thường thích giao thiệp với những người có hoàn cảnh và tính tình tương tự nhau để có thể cảm thấy thoải mái và an toàn, nhưng theo tôi, cái giá phải trả quá đắt: đó là thúc đẩy định kiến cho rằng một người phải thuộc về một người hay một nhóm nào đó.

Ngay cả với người bạn đời của mình, bạn có thường xuyên nghĩ về họ với tư cách là một người trưởng thành, có nhu cầu, có ham muốn và có những thú vui mà hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu, ham muốn hay thú vui của bạn? Bạn có thường xuyên nghĩ về con mình theo hướng đó không, bỏ qua lối suy nghĩ rằng chúng chỉ đơn thuần là “phần mở rộng hơn” của bạn, từ trong suy nghĩ của mình hãy cho chúng cơ hội để phát triển như một cá thể riêng biệt có vận mệnh của chính mình – thứ vận mệnh mà mới nhìn tưởng như gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của bạn nhưng cuối cùng thì mỗi đứa trẻ đều phải có trách nhiệm với vận mệnh của riêng mình, giống như bạn có trách nhiệm với chính vận mệnh của bạn thôi.

VẬY TA CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ?

Tôi tin chắc rằng nếu ta rèn luyện bản thân để hạn chế việc đưa ra định kiến về người khác, thì sự độc ác hay bất kì hình thái nào của nó sẽ giảm đi rất nhiều so với hiện nay. Vậy thì bằng cách nào để chúng ta có thể kiên định nâng cao khả năng này?

1. Thừa nhận rằng, giống như bạn, bất kì ai khi làm gì cũng đều có lý do của mình.

Có thể với bạn thì lý do đó là không hẳn là tốt (và có thể thật sự là như vậy), nhưng không có ai lại tự thấy bản thân mình vô lý khi làm điều gì đó. Cố gắng hiểu lý do cuả họ trước khi bạn đánh giá ai đó. Một đánh giá tiêu cực đương nhiên vẫn có thể được chứng minh là đúng, nhưng nếu ngay từ đầu bạn thử tìm cách để hiểu hoàn cảnh của người đó, bạn đã bước được một chân ra khỏi định kiến, và tiến thêm một bước tới sự cảm thông.

2. Theo dõi tần suất bạn đặt ra định kiến với người khác trong một ngày.

Khi bạn thấy người bưu tá đưa thư cho mình, thì trong tâm tưởng của mình, bạn có thường xuyên nghĩ về cô ấy như mọi con người có hoàn cảnh nhất định, có thắc mắc về mẹ cô ấy, con cái của cô ấy, liệu cô ấy có vấn đề nào về sức khỏe không, hay hy vọng và ước mơ của cô ấy thế nào? Bạn có thường xuyên nghĩ xem người lái taxi phải vất vả thế nào để có được visa, rằng anh ta sợ sẽ không thể tiếp tục sống tại đất nước tuyệt vời này – điều không ngừng dày xéo ruột gan anh ta, tưởng như anh ta thà nghe điện thoại còn hơn là tập trung đưa bạn đến nơi an toàn. Khi tự theo dõi mình như vậy, tôi vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy ít ai được tôi nhìn nhận đầy đủ như một con người.

3. Tập thói quen thắc mắc tại sao mọi người không mở lòng với bạn.

Có thể bạn là một trong số ít những người có để nhìn nhận mỗi người đến và đi trong cuộc sống của mình một cách toàn diện. Tuy nhiên, phần đông còn lại trong chúng ta, cần tập cách vượt qua những cái “mác” bề ngoài, luôn ghi nhớ rằng mỗi người trong chúng ta từng là một đứa trẻ bé nhỏ, bơ vơ, cần có sự bảo vệ từ những người chăm sóc và nuôi dưỡng mình (tôi từng tham gia một buổi nói chuyện của Bernie Siegel, tác giả của “Tình yêu, thuốc và điều kì diệu” (Love, Medicine and Miracles) ông đã đưa ra bức ảnh về đứa bé đáng yêu nhất mà bất cứ ai trong số chúng tôi từng thấy, khiến khán giả phải thốt lên một tràng dài “Ahhhhhhhhhhhh….”. Sau đó ông đưa ra bức ảnh về một ông lão già nua, và đám đông phía dưới đều co lại. “Sao các bạn lại phản ứng như vậy?” Bernie hỏi. “Họ là cùng một người cơ mà”. Nguyên nhân nào khiến những khán giả này có phản ứng như vậy? Là bởi định kiến cũng gắn liền với tuổi tác).

Đối với những đứa bạn cùng lớp ở phòng thay đồ nọ từ rất lâu trước đây, Pino chẳng là gì ngoài một thằng nhóc có ngực trông đến ngớ ngẩn, định kiến đó cho phép chúng hành hạ cậu ấy không thương tiếc. Tuy nhiên, đối với tôi, cậu ấy là cậu bé dịu dàng, là người khiến tôi cảm thấy tội lỗi vì đã không dám đứng ra bảo vệ cậu, là một con người thấy ngượng ngùng, xấu hổ khi bị trêu chọc (mặc dù cậu ta vờ như không thấy). Giá như tôi có thể quay ngược thời gian, dũng cảm đứng ra bảo vệ cậu ấy. Giá như tôi nói với cậu rằng trông cậu không ngớ ngẩn chút nào. Tôi không thể tưởng tượng cậu ấy đã phải khổ sở đến mức nào khi bị bắt nạt hết lần này đến lần khác, nhưng bản thân tôi hy vọng rằng ngay cả khi cậu ấy đau khổ vì bị bắt nạt, thì thay vì phải mang theo vết sẹo đó suốt cuộc đời, cậu có thể cảm thông được với nỗi đau của người khác (như cách người ngoài cuộc thường làm) – sự cảm thông giúp cậu khôn lớn và trở thành người không bao giờ lùi bước trước bất cứ sự tàn ác nào.

Lily Chan dịch
Nguồn: Psychologytoday

Leave a Comment