Nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên

“Nhất hoa độc phóng bất thị xuân, bách hoa tề phóng xuân mãn viên (một nhành hoa nở chẳng nên xuân, trăm hoa đua nở xuân đầy vườn)” có xuất xứ từ Cổ kim hiền văn, có nghĩa là chỉ có một nhành hoa nở không được coi là mùa xuân đã về, mà đến lúc trăm hoa đua nở mới thực sự là sắc xuân đầy vườn. Câu này với nghĩa bóng là nếu trên thế giới chỉ có một loài hoa, vậy thì cho dù loài hoa này đẹp đến mức nào đi chăng nữa thì cũng được coi là đơn điệu. Sở dĩ quan niệm này được lưu truyền rộng rãi, chính là vì có chứa đựng triết lý sâu sắc: Thứ nhất là đã trình bày quan hệ biện chứng giữa chỉnh thể và bộ phận, “nhất hoa (một nhành hoa)” là bộ phận, còn “bách hoa (trăm hoa)” là chỉnh thể, chức năng của bộ phận tương đối nhỏ và cần phải được dẫn dắt bằng chỉnh thể; thứ hai là đã thể hiện quan điểm về mối liên hệ của sự vật, mối liên hệ có tính phổ biến, “nhất hoa” và “bách hoa” liên hệ với nhau, vì vậy phải tôn trọng tính đa dạng của nền văn hoá; thứ ba là đã nói rõ sự phát triển thay đổi của sự vật là điều khách quan, “bách hoa tề phóng (trăm hoa đua nở)” là điều tất nhiên, vì vậy phải thuận theo trào lưu lịch sử.

Leave a Comment