Có những người, khi ở bên cạnh họ, bạn cảm thấy mình “teo tóp”, ốm yếu, què quặt. Có thể, bạn muốn làm hài lòng họ, những mong họ vui vẻ hơn, và mối quan hệ giữa hai bên cũng tốt đẹp hơn. Nhưng càng cố làm hài lòng họ, bạn đánh mất chính mình. Bạn mệt mỏi, khô héo vì những nỗ lực không phải là chính mình. Bạn cảm thấy mình kém giá trị, thậm chí, bạn còn cảm thấy xấu hổ, tội lỗi, những cảm xúc tiêu cực tràn ra, khiến bạn ngộp thở.
Nhưng, ở bên cạnh một số người khác, bạn cảm thấy mình nảy nở, sinh sôi. Bạn cảm thấy mình được nuôi dưỡng, được chăm sóc, cảm thấy mình hào hứng, tràn sinh lực. Bạn cảm thấy mình được đón nhận, và vì vậy mà cởi mở, mà nhận ra những giá trị của mình. Bạn được khuyến khích là chính mình, bạn nở hoa bên cạnh những người ấy.
Có bài báo sau đây để nhận diện những người “độc hại”, những người khiến bạn “kiệt sức”. Tôi chưa tìm được bài báo nào để phân tích về những mối liên hệ khiến bạn thăng hoa, xong tôi hiểu và tin vào tiêu chí, khi bạn cảm thấy thoải mái bên ai đó, thì người ấy là người nâng đỡ bạn trong cuộc sống – hãy lại gần họ.
“Trong bài báo này, bạn sẽ khám phá ra 5 cách rất nhanh để nhận biết các mối quan hệ độc hại.
Nhưng trước đó, chúng ta đi trả lời 2 câu hỏi:
Thế nào là một mối quan hệ độc hại?
Mối quan hệ độc hại ngược lại với mối quan hệ lành mạnh. Và một mối quan hệ lành mạnh là khi có sự chân thành và tương hỗ.
Tính độc hại xuất hiện trong các mối quan hệ của bạn với người khác là khi người khác “lợi dụng, tận dụng” bạn. Người ta nói rằng mối quan hệ được hình thành từ một chiều.
Ở xung quanh bạn, không phải chỉ có những người toàn muốn điều tốt cho bạn, Có cả những người cư xử theo cách chỉ có lợi cho họ. Những người muốn thao túng bạn và cố kiểm soát bạn hoặc đơn giản là lợi dụng bạn. Nếu một số người cùng bạn khiến mọi thứ tốt cho bạn, thì ngược lại, có những người muốn tiêu diệt bạn, muốn tinh thần của bạn tụt dốc.
Ban đầu, không dễ để nhận ra các mối quan hệ độc hại. Và cần phải có một khoảng thời gian nào đó trước khi ý thức được rằng một ai đó muốn làm hại bạn.
Ví dụ, khi bắt đầu một mối quan hệ yêu thương, hay tình bạn, hay nghề nghiệp, rất khó để nhận ra người độc hại. Cần phải ở cạnh người này một thời gian để khám phá ra bộ mặt ẩn giấu của họ và cái mà họ tìm kiếm / muốn thực sự.
Những điểm yếu, và các thái độ thiếu lành mạnh sẽ xuất hiện từ từ. Một số chỉ dẫn có thể giúp bạn lột mặt nạ những người độc hại nhanh hơn. Đôi khi, điều đó bất đầu như những mũi tiêm nhẹ thường xuyên hoặc sự dọa dẫm mang tính cảm xúc. Mặt khác, một số người loạn dục sẽ lợi dụng vật chất của bạn hay giai đoạn yếu đuối của bạn và cô đơn của bạn, để thống trị bạn, và những người xung quanh bạn.
Tại sao muốn dừng các mối quan hệ độc hại lại?
Câu trả lời rất đơn giản: các mối quan hệ của bạn phải lành mạnh nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc và nẩy nở về mọi mặt.
Các mối quan hệ lành mạnh sẽ là là mối quan hệ với những người củng cố sự tự tin vào chính bản thân mình của bạn. Còn những người độc hại, họ làm cuộc sống của bạn tệ đi (thường được gọi là “những kẻ quấy rầy”).
Có thể gặp sự độc hại ở một người đồng nghiệp, một người hàng xóm, một người bạn, thậm chí là người bạn đời, và có thể cả bố mẹ bạn nữa.
Nếu bạn vẫn duy trì các mối quan hệ độc hại, bạn sẽ mất đi sự tự tin vào bản thân mình, và có nguy cơ bị phá hủy từng bước nhỏ một….
Sự tiếp xúc kéo dài với một người độc hại sinh ra mặc cảm tội lỗi, lo âu, buồn rầu, mất mát, thương tổn. Chúng ta sẽ đi đến chỗ nghi ngờ chính bản thân mình và chúng ta cảm thấy có lỗi về những tội lỗi tưởng tượng. Những cảm xúc này hình thành dần đần và ngày càng trở nên hiện hữu theo ngày tháng. Thường thường, càng tiếp xúc với người độc hại thường xuyên, càng nhiều triệu chứng được tăng cường.
Sau đây là 5 cách nhanh chóng nhận ra mối quan hệ độc hại.
– Trong mối quan hệ độc hại, sự chịu đựng thể chất là rất quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mỏi mệt, kiệt sức, hay trống rỗng, điều đó có nghĩa là bạn đã bị đầu độc. Bạn không nhận ra ngay ảnh hưởng tiêu cực của người độc hại, nhưng sớm hay muộn thì cơ thể của bạn cũng báo cho bạn biết: bạn sẽ mất đi sức sống của mình, bạn sẽ bị suy nhược, bạn sẽ thiếu ngon miệng và giấc ngủ của bạn cũng thay đổi.
– Một mối quan hệ không lành mạnh sinh ra sự căng thẳng tâm lý, được hiểu là sự thiếu niềm tin vào chính bản thân. Bạn có ấn tượng rằng không còn tự do thể hiện mình, hay tự do lựa chọn, bạn không dám nói ngược lại người khác. Mối quan hệ độc hại tạo ra sự căng thẳng tâm lý và một stress mãn tính.
– Khi người ta cảm thấy tội lỗi, thì đó là cơ hội tốt để bạn nhận ra mối quan hệ xấu với người độc hại. Bởi vì những người độc hại, họ, không bao giờ cảm thấy tội lỗi.
– Người độc hại tìm cách thống trị bạn. Họ tìm cách thiết lập mối quan hệ quyền lực với bạn. Họ làm điều đó như thế nào ư? Bằng trò chơi quyến rũ, đùa cợt với cảm xúc của bạn hay nỗi sợ hãi của bạn.
– Người độc hại sẽ cố gắng cô lập bạn với những người xung quanh, bằng cách khẳng định với bạn rằng bạn bè của bạn không tốt, rằng chỉ có họ là xứng đáng với niềm tin của bạn.
Một số ví dụ về mối quan hệ độc hại:
– Bạn có một người bạn (nam hoặc nữ) mà luôn tỏ ra họ ở bên cạnh bạn mỗi khi có điều gì đến với bạn và luôn có lời khuyên với bạn “để tốt cho bạn”, nhưng nếu lùi lại một bước, bạn sẽ nhận ra rằng từ khi bạn giao lưu thường xuyên với họ, bạn chẳng thành công việc gì cả…
– Bạn thường mệt lử sau các cuộc nói chuyện với mẹ bạn, vì sự nhạy cảm ốm yếu của bà, vì cái cách kết tội bạn từ nhiều năm nay…
– Bạn biết một người, họ không để lỡ bất kỳ cơ hội nào để phán xét bạn, để hạ thấp bạn hay để chỉ trích bạn.
– Bạn nhận thấy người diễn trò – thao túng sử dụng mọi phương tiện (nịnh hót, dọa phát giác, đe dọa, hung tính…) để có được niềm tin của bạn, nhưng trên thực tế thì họ chỉ nghĩ đến bản thân họ và khiến bạn nghi ngờ chính bản thân mình…
Liệu bạn có là nạn nhân tiếp theo của một người độc hại?
Bây giờ thì bạn đã có khả năng nhận ra các mối quan hệ độc hại, bạn hẳn cũng sẽ có thể nhận ra những người nhạy cảm (nguy cơ, rủi ro hơn) với những người độc hại. Nguyên tắc rất đơn giản: chúng ta càng thiếu tự tin vào chính mình, chúng ta càng trở nên bị động, bị áp chế, ngây thơ, dễ thương, cao thượng và cởi mở với người khác, và chúng ta càng dễ rơi vào tầm ngắm của người độc hại… Một số người nhạy cảm hơn những người khác do những trải nghiệm trong cuộc sống của họ. Họ sẽ rơi dễ dàng vào cái bẫy của người độc hại.”
Ngô Thị Thu Huyền
Dịch từ nguồn: http://www.marre-des-manipulateurs.com/reconnaitre-les-relations-toxiques/