Nghịch lý của “Ước gì…”

Không dự đoán được chính xác hạnh phúc trong tương lai của chúng ta làm cho hiện tại của chúng ta trở nên tồi tệ hơn.

Nghịch lý của “Ước gì…”

Thời thơ ấu, chúng ta đều lập một giao ước một cách không tốt lắm. Nó giống như vầy, ‘Chúa thân yêu, giá mà người ban cho con một điều này, thì con sẽ không bao giờ xin thêm bất kỳ điều gì nữa.’ Mong ước đầu tiên đó thường tập trung vào việc có được một đôi giày trượt băng mới hoặc được thức khuya để xem một bộ phim hoặc làm chú chó đã chết sống lại. Được thành hiện thực hay không, chúng ta liên tục “ước gì”, và chúng ta chưa bao giờ dừng mong đợi về một hạnh phúc sau cùng của một sự chúc phúc nào đó của tương lai.

Bây giờ lớn hơn, tôi phát hiện thấy bản thân đang có những “ước gì” (trưởng thành hơn) nhiều lần trong một ngày. Chỉ sáng nay thôi, tôi đã ước 3 lần. Ước gì họ gửi cho chúng ta thứ chúng ta yêu cầu. Ước gì chúng ta sống gần bà ngoại hơn. Và ước gì những việc chỉ có thể hoàn thành trong tháng 11 có thể được làm xong ngay bây giờ. Ước gì những điều đó đạt được thì mọi việc sẽ ổn.

Nỗ lực dự đoán về việc chúng ta sẽ cảm nhận như thế nào trong tương lai, giả sử rằng một điều gì đã đó khác đi, được gọi là dự báo cảm xúc (affective forecasting). Sự thất bại của chúng ta trong việc dự đoán đúng là một trong những điều kỳ lạ hết sức đẹp đẽ nhưng đáng buồn của trí óc con người.

Chúng ta đánh giá quá cao tác động tương lai của việc chiến thắng trong những cuộc thi thể thao, sống ở những nơi tràn ngập ánh nắng, và mất những người thân yêu. Trong trường hợp của những sự kiện xảy ra một lần như thắng hoặc thua, hiệu ứng đó thường được gọi là thiên hướng tác động (impact bias). Chúng ta không nhận ra những sự kiện kịch tính khi xét riêng rẽ thì mới trông thực sự kịch tính, nhưng tác động thật sự của những sự kiện đó sẽ xảy ra trong những chi tiết tiêu cụ thể hơn của cuộc sống chúng ta. Chính những phản ứng cảm xúc của chúng ta trước những tình tiết mới kiểm soát những cảm xúc trong từng giây từng khắc của chúng ta.

Đối với những sự kiện lâu dài như thời tiết ở California, chúng ta một lần nữa đơn giản là không nhận ra, chính những chi tiết của cuộc sống chế ngự ngày hôm đó. Xem một đứa bé học đi, lái xe trong tình trạng kẹt xe, mùi vị của quả xoài tươi, và toilet không dội nước được: phản ứng của chúng ta trước những chuyện đó sẽ che mờ ánh sáng chói loà của những điều “ước gì” của chúng ta.

Một nghiên cứu của Tim Wilson chứng minh điều này một cách thú vị khi hỏi mọi người họ sẽ cảm nhận như thế nào về một sự kiện trong tương lai mà sau đó thực sự xảy ra, như chiến thắng hoặc thất bại trước một đội bóng trường đại học đối thủ. Điều kiện là, trước khi đưa ra dự đoán của họ, mọi người được yêu cầu miêu tả một cách chi tiết những sự kiện của một ngày tiêu biểu trong tương lai. Những người không miêu tả về những chi tiết cuộc sống thường tục (theo nghĩa trái với đời sống tâm linh) của một ngày trong tương lai thì đã đánh giá quá cao tác động của những sự kiện trong tương lai. Còn những ai nghĩ về những chi tiết cuộc sống thường tục thì có những dự đoán chính xác hơn, nhận ra sự khác biệt giữa thực tế và sự cường điệu tâm lý của họ.

More importantly, the details include doing the things that make life worth living in the first place, like letting the people around us know we appreciate them, taking our kids out for a bike ride, and giving the dog a kiss. If onlys can never make us do these things. If onlys can never enhance the quality of the details we are living now, because they don’t include them. The details permeate our futures in ways that our dreaming never will.

Điều nghịch lý gây tò mò đó là khi chúng ta tập trung vào những điều “ước gì” trong tương lai, chúng ta có xu hướng mất tập trung vào những chi tiết của hiện tại. Những chi tiết đó là những cơ hội để cải thiện hoàn cảnh trong hiện tại của chúng ta. Chúng bao gồm làm những việc chúng ta nên làm, như thanh toán các hoá đơn, nhớ tắt bếp, mua giấy vệ sinh, không uống bia và sửa cái cầu tiêu chết bầm đó. Những chi tiết đó ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc của chúng ta trước hiện tại, mỗi lần chúng ta không thực hiện chúng.

Quan trọng hơn, những chi tiết bao gồm làm những việc khiến cuộc sống đáng sống ngay từ đầu, như cho những người xung quanh chúng ta biết rằng chúng ta cảm kích họ, đưa con chúng ta đi đạp xe và hôn chú chó cưng. Những điều “ước gì” không bao giờ khiến chúng ta làm những việc đó. Những điều “ước gì” không bao giờ có thể nâng cao chất lượng của những chi tiết của cuộc sống của chúng ta ngay bây giờ, vì chúng không tính đến những chi tiết đó. Những chi tiết ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta theo cách mà ước mơ của chúng ta sẽ không bao giờ làm được.

——————————–

Tham khảo: Wilson et al. (2000). Focalism: A source of durability bias in affective forecasting. Jounral of Personality and Social Psychology, 78, 821-836.

——————————–

Rubi dịch

Nguồn: http://www.psychologytoday.com/collections/201409/top-posts-september-2014/12-the-paradox-if-only

Leave a Comment