Chúng ta đã nghe rất nhiều về những lợi ích của tính sáng tạo nhưng rất ít về những mặt tối của nó. Liệu những người sáng tạo có phải trả một cái giá cho tính sáng tạo của họ?
Nghiên cứu tâm lý gần đây bắt đầu xem xét về mặt tối của tính sáng tạo và đã có những phát hiện thú vị.
Những kẻ nói dối
Một người ngoài hành tinh khi lần đầu quan sát loài người có thể tự hỏi tại sao chúng ta trả tiền cho người khác để họ nói dối chúng ta. Chúng ta sẽ phải giải thích rằng chúng ta gọi đó là những tiểu thuyết, chương trình TV và phim giả tưởng, chứ không phải nói dối.
Sau đó chúng ta sẽ thừa nhận là đôi lúc chúng ta thích được/bị lừa dối, đặc biệt khi những lời nói dối thú vị hơn nhiều so với thực tế.
Như vậy, chúng ta có thể mong đợi rằng những người sáng tạo nên giỏi hơn trong việc nói dối.
Và quả thật, điều này có vẻ đúng: Walczyk et al. (2008) đã kiểm tra nó bằng cách đưa cho những người tham gia một loạt nan đề hằng ngày để xử lý. Những người sáng tạo cao nói dối nhiều hơn và giỏi hơn những người ít sáng tạo.
Kiêu ngạo
Về mặt tích cực, người sáng tạo nhìn chung cởi mở trước những kinh nghiệm mới, nhưng họ có dễ dàng hoà thuận?
Cho đến bây giờ có nhiều nghiên cứu về tính dễ chịu, dễ thương (agreeableness), đó là 1 trong 5 khía cạnh cơ bản của nhân cách, từng được pha trộn.
Nghiên cứu mới đã xem xét 2 kiểu thay thế của tính dễ thương (agreeableness) (Silvia et al., 2011). Nghiên cứu này không phát hiện thấy sự liên kết giữa tính dễ thương và tính sáng tạo, nhưng phát hiện thấy 1 sự liên kết tiêu cực chắc chắn với tính trung thực-khiêm tốn.
Nói cách khác, người sáng tạo có xu hướng trở nên kiêu ngạo.
Hay nghi ngờ
Liệu có một sự liên kết giữa những suy nghĩ hoài nghi và sự gia tăng tính sáng tạo?
Hãy xem xét điều này: trở nên hay hoài nghi có nghĩa là có nhiều khả năng không tin những biểu hiện bề ngoài và có một khao khát khám phá ra cái gì thực sự đang diễn ra. Nói cách khác, sự hoài nghi nuôi dưỡng một kiểu thái độ “điều gì xảy ra nếu”: chính xác là kiểu thái độ đó gắn liền với tính sáng tạo.
Hoài nghi cũng có thể nuôi dưỡng tính linh hoạt trong suy nghĩ. Thay vì chấp nhận mọi việc ở giá trị bề ngoài, những người với tâm trí hay nghi ngờ cố gắng nhìn mọi việc từ những quan điểm khác nhau. Đó là dấu hiệu khác của tính sáng tạo.
Khi Mayer và Mussweiler (2011) kiểm tra quan điểm này bằng thực nghiệm, họ phát hiện ra bằng chứng ủng hộ nó. Những người tham gia được làm cho trở nên hoài nghi đi đến nhiều ý tưởng sáng tạo hơn và cho thấy sự linh hoạt nhận thức lớn hơn.
Nhưng quan trọng là những kết quả đó chỉ được phát hiện khi những người tham gia trở nên sáng tạo một cách riêng tư. Khi mọi người nghĩ những ý tưởng sáng tạo sẽ được làm công khai, thì những ý nghĩ hoài nghi không làm tăng tính sáng tạo.
Có lẽ đó là lý do tại sao khó phát hiện ra người sáng tạo. Họ có nhiều khả năng là hay hoài nghi về người khác và giữ những ý tưởng sáng tạo cho bản thân họ.
Xấu xa
Cho đến nay những người sáng tạo bị xem là kiêu ngạo, hay hoài nghi và nói dối nhưng không thực sự xấu xa. Nhưng có lẽ có một điều gì đó đối với định kiến thiên tài xấu xa?
Qua một loạt nghiên cứu Gino and Ariely (2011) phát hiện thấy người sáng tạo bộc lộ tất cả những kiểu đặc điểm không trung thực:
Người sáng tạo có nhiều khả năng chơi gian lận trong phòng thực nghiệm,
Người sáng tạo sau đó biện minh cho sự không trung thực của họ giỏi hơn,
Trong khi tính sáng tạo đem lại tất cả những kiểu kết quả tích cực, có ích thì nó cũng cho phép con người lừa dối dễ dàng hơn, và che đậy hành vi lừa dối của họ.
Tội phạm
Tính sáng tạo có giúp bạn trở thành một tội phạm tài giỏi?
Chắc chắn là có những ví dụ về những tên tội phạm sáng tạo. Ví dụ như tên trộm nổi tiếng ở Anh, Shirley Pitts.
Nhưng đó có thể là một ngoại lệ bất thường vì có ít bằng chứng chắc chắn cho thấy tính sáng tạo là cao một cách khác thường trong số những tội phạm (Cropley & Cropley, 2011). Về trung bình, các tội phạm cho thấy mức độ sáng tạo tương đối thấp, mức độ kiềm chế thấp và thiếu sự tuân theo quy tắc xã hội.
Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy khi nói về những vụ phạm tội riêng biệt thì các tội phạm lại sáng tạo. Vì đó là ‘công việc’ của họ.
Hoặc có lẽ những tên tội phạm thật sự sáng tạo là quá sáng tạo để không bị bắt…
Điên khùng
Có một mối liên kết mạnh mẽ trong quan niệm đại chúng giữa sự điên khùng và tính sáng tạo. Tuy nhiên, bằng chứng thì không chắc chắn.
Chắc chắn là người sáng tạo có điểm số cao hơn về chứng bệnh tâm thần, nghĩa là họ có xu hướng lạnh lùng hơn, chống đối xã hội, ích kỷ, cho mình là trung tâm và thấu cảm thấp. Nhưng nhìn chung điều này được cân bằng bởi lòng tự trọng cao, trí tuệ cao và khả năng kiểm soát những đặc điểm quá mức tồi tệ đó của họ.
Nó cũng phụ thuộc vào kiểu thiên tài của bạn. Về trung bình, sức khỏe tinh thần tốt nhất trong số những thiên tài sáng tạo là những nhà khoa học tự nhiên (như nhà vật lý và nhà hoá học), tệ nhất trong số những nhà khoa học xã hội (bao gồm cả nhà tâm lý học), tệ hơn nữa ở những nhà nhân loại học và tệ nhất là những nghệ sĩ (Simonton, 2009).
Simonton lập luận rằng những thiên tài sáng tạo không nhất thiết là điên khùng, một từ tốt hơn để mô tả họ là lập dị.
Kết:
Như vậy, tính sáng tạo không hoàn toàn tích cực. Những người sáng tạo có nhiều khả năng là kiêu căng, nói dối giỏi, hay Hoài nghi, và có lẽ chỉ điên khùng một chút – hãy gọi nó là khác thường hoặc lập dị.
Nhưng thế giới sẽ như thế nào nếu không có những kẻ sáng tạo lập dị? Tôi sẽ nói với bạn: một nơi rất buồn chán.
Vậy, có lẽ bạn sẽ nghĩ hai lần khi lần tới bạn thú nhận bạn là người sáng tạo như thế nào!
Rubi dịch
Nguồn:www.spring.org.uk