Mang chủng phản ánh vật hậu (ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến sự phát triển của sinh vật), “mang” chỉ những cây trồng có râu nhọn như đại mạch, tiểu mạch bắt đầu chín thì cần phải cắt đi, “chủng” nghĩa là hạt giống, hay gieo trồng ngũ cốc, kê, cao lương… đây là thời điểm bận rộn nhất, lúc cần nhanh chóng thu hoạch tiểu mạch, đại mạch và các loại ngũ cốc khác.
Có câu “Xuân tranh nhật, hạ tranh thời” (mùa xuân tranh thủ từng ngày, mùa hạ tranh thủ từng giờ), “tranh thời” ở đây chỉ việc của nhà nông bận rộn vào thời gian này. Người ta thường nói “tam hạ” là bận rộn nhất, chỉ ba việc thu hoạch vụ hè, gieo hạt vụ hè và gieo trồng vụ đông.
“Tam cửu khiếm đông phong, Hoàng mai vô đại vũ”. Câu tục ngữ nghĩa là vào thời điểm tam cửu mà không có gió đông thổi, hoặc gió đông thổi ít, thì lượng mưa trong tiết mang chủng sẽ ít. Ngày đầu tiên của tam cửu cách ngày đầu tiên của tiết mang chủng khoảng 150 ngày. Gió đông thổi trong thời gian tam cửu có liên hệ mật thiết với lượng mưa trong tiết mang chủng.
“Tiểu mãn bất mãn, hoàng mai bất quản”, nói rằng tiết tiểu mãn và tiết mang chủng có liên quan với nhau về lượng mưa, nếu tiết tiểu mãn mưa ít thì đến tiết mang chủng lượng mưa cũng sẽ ít, hoặc hoàng mai (mưa phùn) đến chậm.
Tam cửu: Thời xưa người ta chia 81 ngày tính từ đông chí thành 9 phần để biểu hiện thời tiết chuyển biến từ lạnh đến hàn rồi về ấm. Tam cửu là ngày từ thứ ngày 18 đến thứ ngày 27, tam cửu cùng với tứ cửu được coi là những ngày lạnh nhất trong năm.