Lý do ta nhầm lẫn giữa nỗi buồn và trầm cảm

Đây thực sự là một vấn đề lớn, nhiều người thậm chí không thể phân biệt được hai trang thái tâm lý phổ biến này. Việc nhầm lẫn có thể dẫn đến việc ta sao lãng một yếu tố nghiêm trọng đòi hỏi sự điều trị(trầm cảm) hoặc, mặt khác, phản ứng lại thái quá với một trạng thái cảm xúc bình thường (sự buồn bã). Nếu ta(hay người thân) bị trầm cảm, nhiều ảnh hưởng đến tâm thần, cơ thể và tuổi thọ trong thời gian dài.

Khác biệt giữa nỗi buồn và trầm cảm

Buồn là một cảm xúc bình thường của con người. Chúng ta đều trải qua nó và còn lặp lại nhiều lần. Nỗi buồn thường được tạo nên bởi một sự việc, kinh nghiệm, hoặc trường hợp nào đầy khó khăn, đau đớn, thử thách, hay thất vọng. Nói cách khác, chúng ta hay cảm thấy buồn vì một điều gì đó. Điều này cũng có nghĩa là khi một việc thay đổi, khi nỗi đau của chúng ta mờ đi, khi chúng ta cân bằng hoặc vượt qua sự mất mát hay thất vọng, nỗi buồn sẽ biến mất.

Trầm cảm lại là một trạng thái cảm xúc bất thường, một chứng rối loạn tâm thần ảnh hưởng tới suy nghĩ, cảm xúc, nhận thức, và hành vi mà nó xảy ra toàn diện và lặp đi lặp lại. Khi chúng ta trầm cảm, chúng ta cảm thấy buồn vì tất cả mọi thứ. Trầm cảm không nhất thiết yêu cầu một sự việc khó khăn hay một trường hợp, một mất mát hay một sự thay đổi hoàn cảnh. Trong thực tế, chuyện này thường xảy ra với sự vắng mặt của bất kì yếu tố nào. Cuộc sống con người trên lý thuyết có thể hoàn toàn tốt đẹp – họ thậm chí thừa nhận việc này – và chưa hề cảm thấy kinh khủng.

Trầm cảm nhuộm màu tất cả khía cạnh cuộc sống, khiến mọi thứ trở nên kém thú vị, kém thích thú, kém quan trọng, kém đáng yêu, và kém đáng giá. Trầm cảm làm cạn đi năng lượng, động lực, và khả năng để trải nghiệm, tận hưởng, vui thích, kích động, hy vọng, thỏa mãn, kết nối, và ý nghĩa của chúng ra. Tất cả các mức độ của bạn trở nên thấp hơn rất nhiều. Bạn mất kiên nhẫn hơn, nhanh chóng nổi nóng và bộc phát hơn, suy sụp nhanh hơn, và chiếm nhiều thời gian của bạn hơn để làm cho mọi thứ trở về vị trí ban đầu.

Trong bài thuyết trình tại TED, tôi đã thảo luận về một trong những hậu quả khá nghiêm trọng của sự mơ hồ này: làm thế nào mà những người đang đấu tranh với trầm cảm thường được chỉ bảo rằng “hãy từ bỏ thói quen đó”, và được khuyên “nó ở ngay trong tâm trí mà thôi”, hoặc là “hãy lựa chọn hạnh phúc!”. Những lời khuyên ấy đều cho thấy một sự hiểu lầm lớn về trầm cảm. Nó chỉ khiến cho người bị trầm cảm càng nặng hơn mà thôi.


Những dấu hiệu thực sự của chứng rối loạn trầm cảm

Để chẩn đoán chứng rối loạn này, người ta cần phải có ít nhất 5 dấu hiệu trong một khoảng thời gian liên tục ít nhất 2 tuần. Lời khuyên về mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu này cần được cân nhắc, vì thế hãy xem chúng như một hướng dẫn và tìm đến chuyên gia tâm thần để có những chẩn đoán chính xác.

  1. Gần như mọi lúc đều có cảm giác chán nản tột độ hoặc cực kì dễ cáu kỉnh.
  2. Có sự mất mát hay suy giảm niềm yêu thích hoặc quan tâm với hầu hết các hoạt động, bao gồm cả những thứ mà trước kia rất thích thú.
  3. Có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng và khẩu vị.
  4. Rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  5. Thường xuyên cảm thấy bị chậm lại trong mọi hành vi hoặc thấy bồn chồn.
  6. Hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải, và kiệt sức.
  7. Thường cảm thấy mình vô dụng hoặc vô cùng tội lỗi.
  8. Gặp nhiều vấn đề khi suy nghĩ, tập trung, sáng tạo và khả năng đưa ra quyết định.
  9. Xuất hiện ý nghĩ về cái chết hoặc tự vẫn.

Nếu bạn nghĩ bạn hay người bạn yêu thương có thể bị trầm cảm, cần phải hỏi ý kiến của chuyên gia tâm thần để có được những lời khuyên và cách điều trị. Trầm cảm là chứng rối loạn tâm thần rất phổ biến và cũng có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho hầu hết mọi người.

Nguồn: PsychologyToday
Bởi Tiến sĩ Guy Winch, The Squeaky Wheel
Dịch: TA.C

Leave a Comment