Lịch Sử Bị Lãng Quên Của Hành Tinh Mẹ

Nguồn : Vozforums
Tác Giả Sưu Tầm : ___zak___

Lời Ngỏ ( Chủ Biên )

Có bao giờ bạn từng thắc mắc, không lẽ lịch sử loài người lại nhàm chán đến thế sao ?
Chúng ta tiến hóa, chúng ta giết chóc, chúng ta tàn phá và hủy hoại hành tinh như một căn bệnh ung thư di căn thứ được ví von một cách thú vị trong một bộ phim khoa học viễn tưởng những năm 90s
Riêng với tôi thì… tôi luôn muốn nói lên ý nghĩ cá nhân rằng : tôi tin vào lịch sử là một tấm màn sương mù dày mà chưa ai vén lên được, với tôi lịch sử luôn là hình sin chứ không phải là một đường thẳng của sự tiến hoá, chúng ta luôn ảo tưởng về loài người là độc nhất, nếu chấp nhận đọc bài này, tôixin bạn hãy dẹp lòng tự trọng và logic tự nhiên của mình tạm thời sang một bên, hãy để sự tò mò dẫn dắt bạn vào một con đường hướng tri thức tới kiến thức mới.
Và tôi nhắc lại, đây chỉ là giả thuyết, và nhớ cho rằng :”Mọi thứ là tương đối, không có gì là tuyệt đối, tận cùng của tương đối chính là tương đối nhất mà thôi”

Lời Ngỏ ( Chủ Thread Voz )

Đôi lời muốn nói trước khi đọc topic này: hiện nay khoa học kỹ thuật đang rất phát triển, nhưng còn rất rất nhiều thứ vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải, một số có thể sẽ được giải thích bằng khoa học hiện đại nhưng có thể một số thứ thì không. Và mong các bạn đừng bảo mọi thứ chỉ là tin lá cải, không chính thống. Bởi vì trong thời khắc hiện tại, nó ko thể trở nên một cách chính thống vì cái bóng quá lớn của lịch sử, của những học thuyết đã được công nhận. Rất nhiều thứ bị che đậy một cách có chủ đích nên không thể trở thành tin tức chính thống mà chỉ đc nghiên cứu nhỏ lẻ. Rất nhiều thứ người bình thường không thể tiếp cận, ví dụ các dự án Project Sign, Project Grudge và Project Blue Book của chính phủ Hoa Kì, Sekta của Liên Xô cũ, tất cả đều bị bưng bít hoặc tiêu hủy.
Khoa học truyền thống gần như là một hệ thống khép kín, bao gồm hệ thống niềm tin có cấu trúc cứng nhắc, và bất cứ điều gì không phù hợp với hệ thống niềm tin đó, nó sẽ bị phủ nhận, giống như trong tôn giáo hiện nay. Bất cứ điều gì không phù hợp với hệ thống niềm tin sẽ bị chối bỏ và che dấu khỏi cặp mắt tò mò của công chúng. Điều này được gọi là vùng cấm của khảo cổ học.
P/s: nói thế nhưng những gì mình post chủ yếu để mọi người đọc cho vui nhé, mong đừng ai tranh luận gay gắt về những thứ chưa kiểm chứng và công nhận này làm gì. Thân ái và quyết thắng

Một Số Lưu Ý :
+ Bài Viết Được Sưu Tầm Và Dịch Thuật
+ Bài Viết Không Mang Tính Chất Thương Mại
+ Chủ Biên Và Chủ Thread Không Chịu Trách Nhiệm Về Bất Cứ Bản Copy Hay Thương Mại Hóa
+ Nếu Copy Vui Lòng Dẫn Nguồn Như Một Cách Thức Thể Hiện Văn Minh, Xin Cảm Ơn
+ Nguồn Voz – Nếu Không Vào Được Thì Làm Theo Cách Này

Chương 1
Âm mưu & Bí ẩn

(Skip – Phần này chủ yếu lời dẫn + diễn giải)

Chương 2 – Phần 2 (Lịch Sử Cấm Kị của Trái Đất ) – Bản đồ Piri Reis, 1513

Bản đồ Piri Reis, 1513Năm 1929, một bản đồ đáng kinh ngạc được phát hiện tại Viện Lưu Trữ Hoàng Gia (Imperial Archives) tại Constantinople, nó đã nằm ở đó, hầu như chưa từng được xem xét, trong nhiều năm. Bản đồ (Hình 1), đã được vẽ vào năm 1513 bởi một đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Piri Reis, chỉ ra Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quốc gia Greenland và Nam Cực. Tuy nhiên điều khó hiểu về tấm bản đồ này là Nam Cực đã chưa được khám phá vào năm 1513. Nam Cực chưa được khám phá trước năm 1820 và Châu Mỹ đã chỉ được phát hiện vào năm 1492, 21 năm trước khi bản đồ được vẽ, nhưng nó vẫn được đo vẽ khá chính xác. Đáng lưu ý là, bản đồ cũng mô tả một số vùng đất với kinh độ chính xác của nó mặc dù chính vấn đề kinh độ cũng đã chưa giải quyết đến cho đến cuối những năm 1700.
Reis là một Đô Đốc người Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng của thế kỷ 16. Ông có một niềm đam mê với các bản đồ, Ông say mê thuật họa đồ (cartography) và là một thủy thủ đáng kính giàu kinh nghiệm. Thời đó, ông được coi là một chuyên gia về tất cả các miền đất Địa Trung Hải và những bờ biển, được nhiều ưu ai cao quý trong tòa án Thổ Nhĩ Kỳ. Tư cách cao trọng như vậy cho phép ông được hưởng đặc quyền truy cập vào Thư viện Hoàng Gia tại Constantinople và ông đã dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình ở đó. Trong ghi chép của ông, Reis nói rằng ông đã vẽ bản đồ của mình dựa trên một số bản đồ lâu đời hơn nhiều ông đã tìm thấy trong thư viện, trong đó có một cái đã được thuật lại là Columbus đã xem trước khi chuyến đi của mình đến châu Mỹ.
Tấm bản đồ này trong nghi vấn được cho là đã bị lấy đi từ người Tây Ban Nha trong một đính hôn hải quân, và sau đó được cho đô đốc từ một tù nhân người Tây Ban Nha, tù nhân này rõ ràng đã từng là người có mặt trong ba của chuyến hải trình khám phá Thế Giới Mới của Columbus! Nhiều học giả đã thực sự nghi ngờ rằng Columbus đã sở hữu tấm bản đồ và đã biết về sự tồn tại của Chây Mỹ trước khi bắt tay vào hành trình khám phá nổi tiếng của mình. Reis cũng đã viết một cuốn sách rất nổi tiếng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trên thuyền tựa đề là ‘Kitababi Bahriye’, trong đó ông đưa ra mô tả chi tiết và chính xác của các đường bờ biển, bến cảng, vùng, vịnh, dòng chảy, vùng nước nông và eo biển Địa Trung Hải và Biển Aegean. Ông đã bị xử trảm bởi Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1554 hoặc 1555 vì những lý do hiện nay chưa biết.
Trong trường hợp bạn không nhìn thấy, đó là phần trên của châu Phi phía trên bên phải bản đồ và mũi của Nam Mỹ vươn ra từ phía bên trái của bản đồ, chạy qua vịnh Mexico và lên đến Bắc Mỹ. Mũi của Nam Cực có thể được nhìn thấy nhô lên trên góc dưới bên phải. Một điểm thú vị về tấm bản đồ này là cách bố trí kì lạ của lục địa Nam Mỹ trông như thể nó bị kéo dài ra. Tuy nhiên, nếu nhìn Trái Đất từ không gian, một cách chính xác nó sẽ cho ra góc nhìn này. Buồn cười là…


Chương 2 – Phần 3 (LSCKCTĐ) – Bản đồ Oronteus Finaeus, 1531

Bản đồ Oronteus Finaeus đã được tìm thấy vào năm 1960 bởi Charles Hapgood và nó cũng vậy, rõ ràng cho thấy lục địa Nam Cực cùng với những khung nét chính xác của các con sông ở Nam cực được bao phủ bởi các dòng sông băng rất dày. Bản đồ này được tìm thấy trong Thư viện Quốc hội ở Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, nơi nó đã nằm đó, không được tra cứu trong rất nhiều năm. Trong bản đồ, lục địa và bờ biển được cho thấy hoàn toàn không có băng tuyết, và như tấm bản đồ Piri Reis, nó cũng cho thấy một mô tả chính xác về biển Ross mà ngày nay nó hoàn toàn bị ẩn bên dưới một tảng băng nổi dày hàng trăm mét.
Các nghiên cứu mẫu lõi lấy từ các tảng băng Nam Cực đã rõ ràng cũng tiết lộ có rất nhiều lớp địa tầng trong băng cho thấy khu vực này đã thực sự trải qua nhiều thời kỳ thay đổi môi trường đáng kể. Một số đọng trầm tích đã được tìm thấy trong các mẫu nước biển đã chảy vào khu vực và thậm chí chúng còn có thể được định tuổi. Các xét nghiệm cho thấy là các trầm tích được lắng đọng vào khoảng 4000 năm trước, điều đó chỉ ra rằng dòng biển Ross đã từng có sự lưu thông, không băng tuyết, vào thời điểm đó để cho sự lắng đọng có thể xảy ra.


Chương 2 – Phần 11 – Những tảng đá ở Pumapunku

Có một thứ thú vị nhất có thể được tìm thấy ở khu phức hợp Pumapunku gần Tiahuanaco. Tại địa điểm cổ xưa này, sừng sững đứng trong sân, có thể nhìn thấy được một tảng đá cao phẳng với một đặc điểm nổi trội. Toàn bộ quần thể phức hợp thật sự khá là đặc biệt, bao gồm một lối vào khổng lồ được hoàn tất với những thanh đỡ (lintels) đã được cắt ra từ một khối đá duy nhất, và nhiều hình dạng khác thường có vẻ như đã được làm ra từ máy móc bao gồm luôn cái này.
Điều đáng chú ý về phiến đá cổ xưa này là nó có một vết cắt hoàn hảo hay đường rãnh rộng khoảng 1 cm chạy xuống toàn bộ chiều dài, trong khi bên trong đường rãnh này có một bộ những cái lỗ cách đều nhau mà xem ra là đã được khoan vào đó.
Nơi này chỉ cách có vài trăm mét từ địa điểm nổi tiếng Tiahuanaco, nhưng phiến đá và nhiều đặc điểm bí ẩn tại địa điểm rất khó để có thể giải thích và nêu ra quá nhiều câu hỏi khó trả lời, nên toàn bộ khu vực này hầu như bị bưng bít bởi toàn bộ cộng đồng khảo cổ và gần như là không bao giờ được đề cập tới với du khách.
Độ chính xác ổn định của đường rãnh và những cái lỗ không thể nào có thể đạt được bằng bất kì một dạng công cụ thủ công nào từng được biết. Lời giải thích thỏa đáng nhất xem ra là nó đã được làm ra bằng máy móc hay có thể nào – bằng cách đúc khuôn?


Chương 2 – Phần 12 – Những đường thẳng Nazca

Tiếp tục bàn về sự hiện diện của những kì vật, có một sự kiện về những họa tiết, những hình xoắn ốc và các dạng hình học khổng lồ cần được nhắc đến đã xuất hiện trên đồng bằng Nazca ở Peru. Thật sự thì có rất ít địa điểm trên Trái Đất khó hiểu hơn hay được bao phủ với nhiều điều kỳ bí hơn nơi này. Nền văn minh Nazca có niên đại từ năm 200 trước Công Nguyên đến năm 600 sau Công Nguyên, không ai biết sự thật bí ẩn to lớn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của những đường thẳng Nazca này.
Những đường thẳng hiện lên khắc họa một vùng cao nguyên bao la, có chiều dài khoảng 59500 mét, rộng 24150 mét, được gọi là Pampa Colorado, nó nằm trên vùng núi cao Nazca ở Peru. Có lẽ lần đầu tiên những đường thẳng thu hút được sự chú ý rộng rãi trên thế giới qua cuốn sách mang tên “Mã Xa của các vị Thần” (“The Chariots of the Gods.”) của tác giả Eric Von Daniken. Những đường khắc thật sự có một kích thước khổng lồ với hàng ngàn đường chéo, ngoằn nghèo, xoắn ốc và những đường thẳng song song hầu như phủ lấp toàn bộ vùng đồi núi. Những đường thẳng đã được tạo nên từ việc loại bỏ đi bề mặt đá cứng trên đồng bằng và phơi ra lớp đất xốp mềm bên dưới. Độ rộng bình quân của các đường thẳng là từ khoảng 15.25 cm đến hơn 1.8 m chạy theo đủ mọi hướng xuyên suốt đồng bằng. Vài đường thẳng dài hơn 9655 m chạy dài liên tục qua các vùng đồng bằng, đồi núi và thung lũng và vẫn luôn giữ được độ thẳng đúng chuẩn. Các họa tiết mô tả hình chim, thú, con người, những biểu tượng thiên văn học và lạ thường thú vị làm sao, có một đoạn thậm chí còn nhìn giống như 1 đường băng dài khổng lồ
Những họa đồ có kích cỡ khổng lồ này tại Nazca một người không thể nhìn thấy được khi đứng trên mặt đất. Chỉ có những ai quan sát từ trên không thì mới có thể nhìn thấy được hình dạng những gì được vẽ của nó.
Các đường thẳng Nazca đã được phát hiện một cách tình cờ khi một máy bay bay bay qua khu vực này vào giữa thế kỷ 20 và phi công đã rất bất ngờ đột nhiên nhận thấy chúng từ trên không. Với góc nhìn từ trên cao, có thể có thấy được rõ ràng hình dạng của một con khỉ khổng lồ, một con chim ruồi và một hình thực sự trông giống như một nhà du hành vũ trụ. Và đó chỉ là một số ít. Có nhiều, nhiều hơn, bao gồm hầu như toàn bộ cao nguyên.





Chương 2 – Phần 13 – Những Viên Đá Ica

Không nghi ngờ gì một trong những bí ẩn lớn nhất khác trong ngành khảo cổ học xoay quanh bộ sưu tập 15.000 hiện vật được tìm thấy ở Peru năm 1960. Tương tự như những đường thẳng Nazca, tôi đang nói đến bộ sưu tập những kí tượng được khắc họa trên đá, tổng cộng chúng đã tạo thành một bộ sưu tập “thư viện đá” mà ngày nay được biết đến như những viên đá Ica. Những khung cảnh lạ thường được miêu tả bằng các chạm khắc chi tiết trên những viên đá trông có như đã có từ thời tiền-Columbia và chỉ lượng số đá ấy thôi cũng là một điều đáng kinh ngạc. Nhưng còn có một câu chuyện khá hấp dẫn xoay quanh những viên đá bí ẩn này.
Những viên đá được một người nông dân địa phương tìm thấy trong một cái hang tại một nơi được gọi là Ica, cách Lima khoảng 300km. Người nông dân này xác nhận là ông đã tìm thấy những hòn đá được chất chồng ở nhiều hang khác nhau, và những hẽm hóc trong khu vực. Một số viên đá nằm rải rác trên mặt đất và cả dưới mặt đất. Lúc đầu ông chỉ lấy một vài túi đá, nhưng sau đó đã trở lại để lấy thêm hàng ngàn viên đá khác nữa và trong khoảng một thời gian cuộc sống của ông được cải thiện rõ rệt nhờ vào việc bán những viên đá cho du khách ở gian hàng triển lãm.
Thời gian đó tiếng tăm của người nông dân bắt đầu được đồn thổi lên trong vùng và tin tức về việc này đã bắt đầu lan truyền tới tai của các cộng đồng khảo cổ. Nhiều chuyên gia đã bắt đầu đi xuống khu vực để nghiên cứu giá trị của những viên đá. Một cách tự nhiên, sự hiếu kỳ nhanh chóng gây chú ý đến chính phủ Peru. Họ e rằng Peru sẽ trở thành một Ai Cập thứ hai và sớm bị tàn phá bởi những tên đào bới, cướp bóc. Ngay lập tức họ ra lệnh bắt giữ người nông dân để tiến hành điều tra vụ việc.
Những gì họ đã nói với người nông dân lúc thẩm tra thật sự không ai biết. Nhưng ngay sau khi ông được thả ra ông đã tự tay viết rằng toàn bộ sưu tập đá là một trò lừa đảo, rằng ông đã tự tay khắc hình lên đá để đánh lừa du khách để kiếm tiền, không lường trước được sự việc sẽ đi quá xa.
Nhưng câu chuyện không phải chỉ có bấy nhiêu.
Vào năm 1966 một nhà vật lý học của thành phố, tiến sĩ Javier Cabrera nhận được một viên đá như một món quà sinh nhật từ một người dân địa phương. Trước đó ông đã biết đến câu chuyện lạ thường này, ông để ý rằng không những nó thật sự trông y như một viên đá cổ, nhưng điều thật sự làm ông thích thú là sự kiện hòn đá đã khắc họa chính xác một loại cá tuyệt chủng thời tiền sử. Người nông dân bị nghi ngờ hoàn toàn không được dạy dỗ thậm chí là ông không hề biết đọc. Quả thật, đây là một câu đố với vị tiến sĩ, làm sao mà một người nông dân có thể có đầy đủ một kiến thức về bản thể học để có thể vẽ ra một cách chính xác các kết cấu đúng để chạm trổ một loại sinh vật biển tuyệt chủng?
Thú vị hơn nữa, Tiến Sĩ Cabrera đã đến gặp người nông dân và nhanh chóng trở thành người mua hàng chính những viên đá khắc, có vẻ như người nông dân hầu như có được một nguồn cung cấp vô tận. Tiến sĩ bắt đầu lập ra một thư viện đá được sắp xếp theo từng chủ đề, bao gồm: các chủng tộc loài người, động vật cổ xưa, những lục địa đã mất, thảm họa toàn cầu. Tiến sĩ đã nhiều lần đặt câu hỏi với người nông dân về nguồn gốc của những viên đá, nhưng ông sợ bị bắt và tống giam suốt đời. Ông vẫn giữ thái độ tránh né và khăng khăng khẳng định rằng chính ông là người đã khắc lên những viên đá đó. (Cần phải hiểu rằng việc di dời và buôn bán cổ vật mang một hình phạt nặng nề theo luật pháp quốc tế, một sự kiện có thể giải thích việc người nông dân đột ngột thay đổi thái độ khi ông bị bắt).
Càng ngày người nông dân càng sản xuất đá nhiều hơn để bán, sau khi mua hàng ngàn viên đá ấy, Tiến Sĩ cảm thấy như mình trở thành con mồi và bắt đầu nghĩ rằng biết đâu được người nông dân đã tự tạo ra những viên đá đó. Ông bắt đầu thúc ép người nông dân nói ra phương pháp ông dùng để khắc đá, nhưng ông vẫn tiếp tục lảng tránh và từ chối thảo luận về cách thức khắc đá.
Sau một thời gian vị tiến sĩ lập luận rằng một cách hợp lý, với số lượng đá nhiều như vậy trong bộ sưu tập, nếu người nông dân thật sự đã khắc chúng thì anh ta đã phải khắc viên đầu tiên lúc anh ta được 2 tuổi và tiếp tục khắc mỗi ngày cho đến khi anh ta hơn 40 tuổi để sản xuất ra toàn bộ số lượng đá. Không cần phải suy luận nhiều khi hiển nhiên đó là điều không thể xảy ra. Vì thế Tiến Sĩ Cabrera đã quyết chí tìm cho ra câu trả lời về những viên đá Ica dựa trên nghiên cứu về những nét vẽ trên đá.
Những viên đá khắc có đủ loại kích cỡ: Một số thì vừa với lòng bàn tay, số khác thì lớn bằng kích cỡ của một con chó loại trung và phần còn lại nằm trong khoảng giữa hai loại trên. Mỗi một viên đá khắc một hình ảnh trên mặt đá bằng những đường liên tiếp, chúng không phải là những đường nét được cắt đi cắt lại nhiều lần. Theo địa chất học, những viên đá này là một dạng đá andesit (andesite), một loại đá núi rất cứng, có đủ loại màu sắc, từ xám ngả sang đen, và rất khó cho việc khắc bằng dụng cụ cầm tay. (Andesit xuất hiện từ nhiều dạng – than đá cũng là một dáng andesit).
Đáng chú ý là những đường khắc để lộ ra một lớp màu khác với bề mặt phủ bóng (patina) bên ngoài mặt đá và những đường rãnh được khắc cũng để lộ những dấu hiệu của một lớp phủ bóng, cho thấy những vết khắc này đã được tạo ra cách đấy rất lâu. Tuy nhiên vết phủ bóng cũng có thể là giả mạo, vì vậy một trong những viên đá ấy được gởi đến phòng thí nghiệm ở Đức để kiểm tra. Ở đó họ sẽ xác minh được cả lớp phủ bóng bề mặt lẫn các đường rãnh có vẻ như đã được khắc lên từ rất xa xưa.
Để giải thích ngắn gọn về ngày tuổi của viên đá khắc: Niên định phóng xạ carbon (Radiocarbon dating), thông thường cách này chỉ sử dụng cho đồ gốm hay tượng đất sét, không thể sử dụng trên đá. Bởi vì đá không chứa chất hữu cơ, tuy nhiên bề mặt của đá được phủ một lớp véc ni, dầu bóng, nó là kết quả của vi khuẩn và những vi sinh vật nhỏ bé khác bám vào theo thời gian. Đá cổ có một lớp véc ni phủ dày được hiểu như lớp phủ bóng đã đề cập. Một lớp phủ bóng chắc, bền trải qua hàng ngàn năm trở nên đậm màu, mất màu và cuối cùng hình thành nên một lớp phủ rắn chắc trên mỗi viên đá. Việc khắc lên mỗi viên đá thường xóa đi lớp phủ bóng. Tuy nhiên, trên đá Ica thì lớp phủ bóng xuất hiện bên trong mỗi đường rãnh khắc mà cho thấy việc khắc là được làm cách đây rất lâu. Một thời gian tối thiểu để cho lớp véc ni tái tạo trở lại.
Nhiều cảnh tượng được vẽ lên những viên đá Ica đã gây sự kinh ngạc tột bậc . Hầu như là vượt quá sự hiểu biết của người nông dân không có kiến thức ở một ngôi làng nhỏ của người Peru.
Có vài viên đá khắc họa về mã di truyền và sự kéo dài tuổi thọ, một số khác khắc học những đường vân máu được nối lại theo những ống hút (re-absorption tubes). Có một viên đá khắc họa một cảnh phẩu thuật Cesar, gây tê bằng châm cứu. Có nhiều viên đá vẽ rõ ràng những người đang cưỡi khủng long, và loài bò sát bay.
Có những viên đá vẽ người địa phương đang mang vương miện cao và áo choàng dài mang dáng dấp của người Inca trong lúc thực hiện việc chữa bệnh cho bệnh nhân. Một vài bức vẽ việc cấy ghép não bộ và trái tim. Những viên đá khác cho thấy những người đàn ông sử dụng kính thiên văn để xem sao chổi đang rơi. Có một chuỗi 4 viên đá cho thấy 4 bán cầu của trái đất và những nghiên cứu cho thấy tất cả đều chính xác. Trừ ra một cái cho thấy có thêm một lục địa đã từng tồn tại nhưng không còn.
Thật thú vị khi những lục địa đã mất là đề tài thường xuyên được đề cập từ quá nhiều câu chuyện huyền thoại cổ xưa như thế.
Một viên đá khác rất thú vị vẽ ra chính xác hơn những đường thẳng trên đồng bằng Nazca. Thậm chí những đường thẳng chỉ có thể được quan sát từ trên không. Thật khó mà tin rằng có một sự chạm khắc chính xác đến vậy đã được thực hiện bởi một người nông dân trong làng.
Tiến sĩ Cabrera sớm kết luận rằng người nông dân không thể tự chạm khắc tất cả những viên đá kia, đơn giản là ông ta không có thời gian, không có những kỹ năng cần thiết, hay có kiến thức về khoa học và thực vật học bắt buộc để vẽ ra được một viên đá. Sau một thời gian và sau khi mua bán khoảng 11.000 viên đá thì Tiến Sĩ đã bắt đầu được tin cậy hơn từ người bạn nông dân của mình.
Tiến sĩ đã hiểu được rằng người nông dân sẽ được phóng thích khỏi nhà tù chỉ khi ông ta chấp nhận viết một bản thừa nhận có kí tên về việc lừa đảo du khách. Ông ta phải đồng ý nói rằng những viên đá không được tìm thấy từ những ngọn đồi mà là do chính ông ta đã chạm khắc. Hoặc là viết như vậy, hoặc là anh ta sẽ bóc lịch suốt phần đời còn lại vì tội đánh cắp và buôn bán những viên đá cổ.
Tiến sĩ Cabrera tiếp tục nỗ lực nghiên cứu làm sáng tỏ những bản đồ vẽ trên những viên đá, thậm chí còn làm việc với một số nhà địa chất chuyên môn. Vài viên đá khắc trông như bản đồ thế giới, chỉ có điều là với những hình dạng kì lạ. Vài góc độ, và mảng đất trông rất quen thuộc. Nhưng đa phần các lục địa đều mang một hình dạng khó nhận ra. Tuy nhiên sau khi những nhà địa chất nghiên cứu sâu hơn đã xác nhận dựa trên kết quả hiện tại của máy tính, các lục địa được vẽ trên viên đá đích thực là Trái Đất cách đây khoảng 13 triệu năm, trước thời đồ đá. Vài viên đá chính xác vẽ ra những biểu đồ tinh tú thời xa xưa.
Trở lại với những câu hỏi lớn còn để ngỏ, làm thế nào mà bất kì một người không có kiến thức khoa học thời nay biết rằng bầu trời trông như thế nào từ mặt đất, và mặt đất trông như thế nào từ bầu trời cách đây khoảng 13 triệu năm trước, nói chi đến một người nông dân đơn độc không trình độ ở Peru năm 1960?
Vài người nông dân ở địa phương đã mê muội trước những gì các viên đá danh tiếng này có thể mang lại, đã bắt đầu tự chế tác và bán ra những viên đá giả mạo cho những du khách cả tin, vì thế nên những viên đá xuất hiện sau này ở khu vực trở thành một mối khả nghi lớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận được về độ thực của những viên đá lúc đầu. Ai là người đã tạo ra chúng có lẽ sẽ luôn là một điều bí ẩn. Nhưng độ chi tiết và chính xác của một bộ sưu tập 15 ngàn viên đá thật sự là một trong những điều bí ẩn nhất và huyền bí lôi cuốn nhất của Nam Mĩ.


Những Quả Cầu Kim Loại 2.8 Tỷ Năm Tuổi

Trong một chuỗi những khám phá quái lạ nhất vẫn chưa kết thúc cho đến tận hôm nay, qua hơn 60 năm, những thợ mỏ Châu Phi thực sự đã đào được hàng trăm quả cầu kim loại, một số nằm khá sâu trong lòng đất. Và ít nhất một trong số chúng, có thể còn nhiều nữa, có ba đường rãnh chạy song song theo chu vi (hình 44). Có thể phân những quả cầu thanh hai loại: loại bằng kim loại đặc màu xanh với các đốm trắng bên trong, và loại ruột rỗng xốp ở giữa. Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp ở Nam Phi, nơi cất giữ những quả cầu miêu tả chúng thế này: “Những quả cầu hoàn toàn bí ẩn. Trông chúng như những quả cầu nhân tạo và đã nằm trong đá từ tận cái thời mà Trái Đất chưa có loài tinh khôn nào hiện hữu. Trông chẳng giống bất cứ thứ gì tôi từng biết.”
Roelf Marx cũng viết rõ hơn trong lá thư ngày 12 tháng 9 năm 1984 rằng:
“Không có bất kỳ công bố khoa học nào về những quả cầu, nhưng sự thật là: Chúng được tìm thấy trong mỏ khoáng sản gần thị trấn Ottosdal ở phía Tây Transvaal. Khoáng vật này (Al2Si4O10(OH)2) là loại khoáng vật thứ cấp mềm độ cứng chỉ 3 Mohs, và được cấu thành nhờ quá trình lắng đọng trầm tích 2.8 tỷ năm trước. Mặt khác, những quả cầu này với cấu trúc dạng sợi bên trong cùng lớp vỏ bao bọc thực sự cứng đến nỗi không gì có thể làm xước được, kể cả thép.” (Thang độ cứng Mohs được sáng chế và đăt tên theo Friedrich Mohs, ông đã dùng mười mẫu khoáng vật làm chuẩn mực để so sánh độ cứng, mềm nhất là Talc và cứng nhất là kim cương)

Dù vậy, nếu sự tồn tại mông lung của những quả cầu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục, thì một khía cạnh hết sức kinh ngạc khác lại lần nữa thu hút dư luận quan tâm, lần này người phát hiện là John Hund, khoảng 15 năm trước. Một hôm khi đang táy máy với nó trên chiếc bàn phẳng, Hund chợt nhận ra khối cầu đó cân bằng một cách đặc biệt. Ông quyết định mang nó đến Viện Nghiên Cứu Không gian Calofornia tại trường Đại học California để kiểm tra giám định chính xác nó cân bằng thế nào. Kết quả thật khó tin, quả cầu cân bằng tuyệt đối hoàn hảo.
Và độ cân bằng của quả cầu, thực sự, quá chính xác, thậm chí vượt xa trình độ công nghệ đo lường của những trạm không gian hiện đại đang chế tạo la bàn hồi chuyển (gyrocompasses) cho NASA! Thật sự, không chê vào đâu được…
Lớp đá trầm tích, nơi tìm thấy những khối cầu này, nằm ngay bên dưới lớp bề mặt nằm sâu trong hầm mỏ ước đoán đã 2.8 tỷ năm tuổi.


Một Dấu Tay Hóa Thạch

Chúng ta lại còn có thêm một phát hiện ‘không thể có được’ đáng kinh ngạc về một dấu tay trọn vẹn đã hóa thạch; nó tương ứng một cách hoàn hảo với một bàn tay con người. Dấu tay này đã được tìm thấy trong lớp đá vôi tại Glen Rose. Vết hóa thạch hiển thị một mức độ chi tiết đáng kể, ngay cả dấu vân tay của ngón cái. Bạn có hiểu được rằng để cho một vật gì đó hóa thạch mất bao lâu không?
Vết hóa thạch này đơn giản là không nên tồn tại, không thể tồn tại, bởi vì lớp đá vôi nơi dấu tay được tìm thấy đã được giám định là thuộc giai đoạn giữa của Kỉ Phấn Trắng (Middle Cretaceous) vào khoảng 110 triệu năm trước đây.


Lịch Sử Bị Lãng Quên Của Hành Tinh Mẹ – Phần 2

Nguồn : Vozforums
Tác Giả Sưu Tầm : ___zak___

Một Số Lưu Ý :
+ Bài Viết Được Sưu Tầm Và Dịch Thuật
+ Bài Viết KhôngMang Tính Chất Thương Mại
+ Chủ Biên Và Chủ Thread Không Chịu Trách Nhiệm Về Bất Cứ Bản Copy Hay Thương Mại Hóa
+ Nếu Copy Vui Lòng Dẫn Nguồn Như Một Cách Thức Thể Hiện Văn Minh, Xin Cảm Ơn
+ Nguồn Voz – Nếu Không Vào Được Thì Làm Theo Cách Này

Những Chiếc Máy Bay Cổ Đại

Vật thể trong hình này đã được tìm thấy vào năm 1898 trong một ngôi mộ tại Saqquara, Ai Cập và sau đó đã được giám định độ tuổi vào khoảng 200 năm trước công nguyên. Ngày người ta khám phá ra nó, máy bay chưa được biết đến, nên nó đã được đặt tên là “con chim gỗ” và đã được cất trong tủ dưới kho của viện bảo tàng Cairo.

Nó đã được tái khám phá bởi Tiến sĩ Khalil Messiha, một chuyên gia nghiên cứu

các vật thể được làm bởi cổ nhân. Khám phá này quan trọng đến nỗi chính phủ Ai Cập đã triệu tập một hội đồng đặc biệt tập hợp những nhà khoa học hàng đầu để khảo sát nó.

Để làm sáng tỏ những lý do dẫn đến quyết định thành lập hội đồng, gần như chưa từng có trong lĩnh vực khảo cổ học, chúng ta hãy xem xét một số khía cạnh của mô hình. Mô hình này có tỷ lệ chính xác của một hình thức rất tiên tiến của “tàu lượn đẩy” (pusher-glider). Đây là loại tàu lượn sẽ ở lại trong khoảng không gần như tự mình nó – thậm chí là một động cơ rất nhỏ sẽ giữ cho nó đi ở tốc độ thấp, thấp nhất là 70 – 105 km/h, trong khi nó có thể mang một tải trọng rất lớn. Khả năng này phụ thuộc vào hình dạng kỳ lạ của đôi cánh và tỷ lệ của chúng. Các đỉnh của đôi cánh hướng xuống, một dạng cánh “Nhị Diện Nghịch” (reverse dihedral) như nó được gọi, là đặc điểm đằng sau khả năng này. Một loại tương tự của dạng cánh uốn cong đã được triển khai trên máy bay Concorde (máy bay chở khách siêu thanh thương mại thành công nhất từng hoạt động), cho phép một độ nâng tối đa mà không làm mất đi tốc độ của nó.

Trong bối cảnh đó, nó có vẻ khó tin rằng có một ai đó, hơn 2.000 năm trước đây, vì bất cứ lý do gì, đã phát minh ra một mô hình của một thiết bị bay với các tính năng cao cấp, đòi hỏi kiến thức khá sâu rộng về khí động học. Không có gì đã được biết đến như là máy bay trong thời gian này, các nhà khảo cổ học và sử học đã nói với chúng ta như vậy. Nhưng trường hợp này có vẻ là một ngoại lệ, tồn tại ngay trong lòng các mô hình cứng nhắc và thiếu sáng tạo của nền khoa học đương đại. Cần phải nhắc lại rằng ai cũng biết là người Ai Cập họ luôn tạo ra những mô hình với tỉ lệ thu nhỏ trước khi thực hiện một dự án hay công trình nào.

________

Chương 2 – Phần 20 (LSCKCTĐ) – Bằng chứng về kiến thức y tế cao cấp cổ xưa

Ngoài những công trình bí ẩn được làm từ đá, còn có những dấu hiệu được tiết lộ về những cuộc phẫu thuật rất tinh vi tân tiến đã được thực hiện trong quá khứ xa xôi. Đã có những phát hiện về nhiều hộp sọ đã bị khoan trám (trepanned) từ thời đồ đá. Khoan trám là một quá trình phẫu thuật rất tinh xảo và khó khăn. Richard Mooney giải thích quá trình này trong cuốn sách “Thuộc Địa Trái Đất” (Colony Earth) của ông:

“Khoan trám ngày nay là một quá trình phẫu thuật lấy đi một phần của lớp xương sọ, với mục đích làm giảm nhẹ áp lực tạo ra bởi một khối u hay một khối máu đông, hoặc loại bỏ những mảnh xương vụn do những vết nứt gãy xương sọ gây ra, và vùng trống đó sẽ được đóng lại bởi một miếng xương khác. Phẫu thuật này không đơn giản chút nào và nó đòi hỏi một trình độ cực cao để thực hiện. Thật khó mà tin được là người đồ đá, nếu họ thật sự là vậy, đã được cho là cực kì hoang dị, đã có thể tiến hành được những cuộc giải phẫu với các kĩ thuật thô sơ, những con dao bằng đá, không có thuốc mê, hay không hề có ý niệm gì về an toàn vệ sinh.”

Bằng chứng cho thấy rằng những người được giải phẫu vẫn tiếp tục sống nhiều năm sau đó. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì nếu so ra với trình độ y tế thời gian gần đây thì những bệnh nhân trải qua quá trình khoan trám tương tự có cơ hội sống sót rất thấp vì những lý do như nhiễm trùng, hay nhiễm độc, và nhiều sự phức tạp khác liên quan tới phẫu thuật hộp sọ.

Vậy mà có những bằng chứng khác về khoan trám cổ xưa xuất hiện tại Liên Xô Cũ, những cuộc khám nghiệm về các hộp sọ được khai quật tại Ishtikunuy gần Hồ Sevan tại Armenia cho thấy một kĩ thuật rất cao tương tự về phẫu thuật hộp sọ đã được thực hiện hơn 4000 năm trước! Một bệnh nhân đã bị chấn thương sọ não rất trầm trọng và người bác sĩ giải phẫu đã khéo léo đắp vào chỗ nứt bằng một mảnh xương thú đã được đẽo gọt vừa khít tinh vi. Hộp sọ cho thấy những dấu hiệu rõ rệt những tế bào xương của bệnh nhân đã phát triển trở lại và bao bọc lấy mảnh xương trám, điều này giải thích một cách đầy đủ rằng người đó đã sống sót được một thời gian khá lâu sau cuộc giải phẫu.

Một hộp sọ tương tự được tìm thấy tiết lộ về một người phụ nữ cũng đã được giải phẫu để loại bỏ một vật thể rộng 2.5 cm đã đập thủng sọ cô ta, xuyên thấu trực tiếp vào não, sự việc đã được một nhà giải phẫu tài tình cắt quanh vật thể này và đã lấy ra được những mảnh xương vỡ vụn và sau đó đã đóng lại vết thương sử dụng một miếng xương thú. Những ca giải phẫu loại này có thể nói là cực kì phức tạp vì nó có liên quan tới giải phẫu não, chưa hết, sự phát triển của xương sau cuộc giải phẫu chứng tỏ rằng bệnh nhân thời tiền sử này đã vẫn có thể sống tiếp tục nhiều năm sau đó.

_____________

Chương 2 – Phần 19 (LSCKCTĐ) – Baalbek – Ngôi Đền Jupiter

Còn nhiều điều khác tuyệt vời hơn nữa con người đã đạt được trong quá khứ xa xăm.

Ở miền đông Li Băng (Lebanon) có một thành phố gọi là Baalbek. Nơi đây thật sự lưu giữ có thể nói là một lời tuyên bố hùng hồn, kì tuyệt nhất trái Đất về một tàn tích, nó có tên gọi là Đền Jupiter (Temple of Jupiter) (Jupiter là tên một vị Thần trong thần thoại La Mã. Sau này người ta dùng tên này đặt tên cho một hành tinh trong thái dương hệ, đó là Sao Mộc, Jupiter)

Trong khi đang cố gắng xác minh nguồn gốc đích thực của ngôi đền tại Baalbek này, giới hàn lâm đã nói với chúng ta rằng vào năm 27 trước công nguyên, Hoàng Đế La Mã Augustus có lẽ là đã đưa ra một quyết định không thể hiểu được về chuyện xây dựng một ngôi đền vĩ đại nhất, hùng hồn nhất, sang trọng nhất không thể chối cãi, tại một nơi không ai biết.

Tàn tích tại Baalbek hùng vĩ đến tuyệt đối, với một cái sân rộng lớn được xây cất trên một nền đất rộng mà ngày nay vẫn còn được ngăn đỡ bởi ba bức tường khổng lồ. Những bức tường ngăn này được hình thành từ 27 khối đá vôi, với kích thước lớn hơn bất kì khối đá vôi nào có thể được tìm thấy trên thế giới. Mỗi một khối đá nặng ít nhất là 300 tấn, và có ba khối đá nặng hơn 800 tấn. Ba khối đá này đã có được danh tiếng cho mình và thường được biết đến với tên gọi “Đại Tam Thạch” (Trilithon). Đại Tam Thạch trong những bức tường ngăn là ba trong bốn tảng đá lớn nhất từng được nhấc lên trong lịch sử.

Đền Jupiter thật sự là một trong những ngôi đền cổ ấn tượng nhất trên thế giới. Với kích thước 88×48 mét và đứng trên một nền tảng hay bục đài, để dẫn lên nó là một bậc thang mà diển tả nó thì chỉ có thể nói là thật sự hoành tráng. Bục đài này cao hơn 13 mét so với địa hình xung quanh.

Bây giờ nếu chúng ta thật sự nghĩ về tất cả những điều này và cân nhắc những sự kiện đã được chính thức chấp nhận trong một khung thời gian giới hàn lâm đã đưa ra về lịch sử, địa điểm được chọn cho Ngôi Đền Sao Mộc này là hoàn toàn vô lý, và chúng ta không thể tìm được lý do thích đáng nào tại sao Augustus lại chọn địa điểm tại Baalbek để xây một ngôi đền nguy nga đến thế.

Vào thời La Mã, Baalbek chỉ là một thành phố nhỏ nằm trên tuyến đường buôn bán tới Damascus. Nó không có một tầm quan trọng nào về tôn giáo hay văn hóa đối với La Mã ngoài việc là một khu vực chôn cất được yêu thích của những bộ tộc bản xứ. Dường như nó có vẻ hoàn toàn khó hiểu là tại sao một đế chế La Mã rất ích kỉ lại phải thật sự vất vả khó nhọc tạo ra một công trình kiến trúc tráng lệ và xa xỉ đến thế tại Li Băng – và tại một nơi như Baalbek cách rất xa La Mã. La Mã, nói cho cùng là một đế quốc cực kì tham lam, và họ đã từng cướp bóc rất nhiều kho tàng lịch sử của những nước khác, ví dụ như những cột tưởng niệm (obelisks) bên Ai Cập, và cũng ngay trong khoảng thời gian Đền Jupiter đang được xây dựng.

Sẽ hợp lý hơn rất nhiều khi phán đoán rằng Baalbek có thể đã từng có cái gì đó mà người La Mã ham muốn. Có thể là một cái gì đó mà không nơi nào, kể cả La Mã, có thể cho họ được. Nó có thể là lý do tại sao có rất nhiều người có ước nguyện muốn được chôn cất ở đó. Nhưng chúng ta lại được bảo rằng, bởi thế giới hàn lâm, không, ngôi đền chắc chắn là có nguồn gốc từ La Mã bất khả tranh luận.

Tuy nhiên, có nhiều vấn đề nghiêm trọng với tuyên bố này. Khi điều tra những khối đá trong những bức tường ngăn tại ngôi đền Baalbek này rõ ràng cho thấy chúng đã bị hao mòn hơn rất nhiều so với tàng tích của Đền Jupiter và hai ngôi đền La Mã khác cũng đã từng được xây lên tại nơi này. Vì đá xây lên những bức tường ngăn cũng cùng loại với ngôi đền, chúng ta có thể giả định hợp lý rằng những khối đá bị hao mòn hơn một cách tự nhiên lâu đời hơn.

Cũng hoàn toàn hợp lý để phán đoán rằng ngôi đền La Mã thật ra đã là một sự bổ sung vào một nền tảng đã từng tồn tại trước đó rất lâu, và điều này cũng giúp giải thích luôn tại sao một địa điểm hoang vu như vậy đã được chọn xây đền – bởi vì nó cung cấp cho Augustus một nền tảng có sẵn để trên đó ông có thể xây dựng được ngôi đền của ông.

Vấn đề thực sự rất đơn giản và rõ ràng. Điều khó hiểu là tại sao ý kiến về việc những bức tường và cái bục đài có thể đã được xây nên trước khi có ngôi đền lại bị giễu cợt bởi cộng đồng khảo cổ chính quy. Mức độ hao mòn đáng kể nhìn thấy được trên những tảng đá lớn của bức tường ngăn đã quá đủ đạt tiêu chuẩn là một bằng chứng về tuổi thọ lớn hơn nhiều Ngôi Đền Jupiter. Thật rõ ràng để hiểu được rằng nếu có một bằng chứng địa chất đáng kể đối nghịch lại với một lý thuyết vậy thì lý thuyết đó rõ ràng là không đúng.

Nhưng có đây chính là một vấn đề cho những học giả hàn lâm, bởi vì điều này tất nhiên có nghĩa là khi người La Mã xây dựng Đền Jupiter, nếu mà họ đã làm điều này dựa trên một nền móng đã được tạo ra trước đây bởi những ai đó xa xưa, những người mà cho tới giờ phút này vẫn còn chưa biết và tất nhiên là họ không muốn khơi dậy cái “Nền văn minh cổ xưa” đó lần nữa.

Một điểm đáng chú ý nữa là đế quốc La Mã khi xưa đã từng nổi tiếng về một chế độ độc tài kiêu ngạo, và chúng ta đã không tìm thấy một chứng cứ nào trong sổ sách La Mã về việc xây dựng những bức tường ngăn tuyệt kĩ này. Chỉ có những văn bản lưu lại về khả năng vận chuyển xuyên suốt triều đại của nhiều vị hoàng đế La Mã, tính luôn Augustus. Những hồ sơ này cho biết rõ ràng giới hạn về việc chuyên chở những khối đá lớn tại La Mã thời đó là chỉ hơn 300 tấn một chút, và chúng chỉ có thể thực hiện được với một mức độ khó khăn rất lớn. Ví dụ như cuộc vận chuyển Cột Tưởng Niệm Laterano (Laterano Obelisk) tới La Mã, từng được ăn mừng nhiệt liệt, đã là một phi vụ khó khăn và nguy hiểm không tả xiết, kế hoạch đã phải kéo dài qua 3 triều đại hoàng đế. Và hơn thế, chúng ta còn biết được rằng cuộc vận chuyển của những khối đá khủng 800 tấn tại Baalbek cho Ngôi Đền Jupiter không thấy được nhắc tới trong những sổ sách lưu trữ. Dữ kiện này ngay lập tức đã cho thấy nghi vấn.

Một điểm đáng ghi chú khác là trong triều đại của Augustus, người La Mã cũng đã biết về bê tông, và rất thường xử dụng nó. Đấu Trường La Mã Coliseum vẫn còn đứng vững tại Roma ngày nay là một ví dụ điển hình về kiến trúc bê tông La mã cổ điển. Chỉ đơn giản nó không phải là phong cách người La Mã xây dựng với những tảng đá khổng lồ. Thật sự thì không có một kiến trúc đá tảng nào từng xuất hiện trong suốt những triều đại La Mã. Một điều quan trọng khác nữa là Ptolemy sau này đã đặt tên cho Baalbek thành Thành Phố Mặt Trời (Heliopolis). Để một người như ông ta đặt một danh hiệu đặc biệt như vậy rõ ràng nói lên được tầm quan trọng của nơi này, nó phải là một nơi chốn thiêng liêng, và phải có một đặc điểm kiến trúc đặc thù hoặc một mối liên kết đáng kể với Thành Phố Mặt Trời Khác, cũng là một địa phận của Ptolemy tại Ai Cập.

Vẫn còn một chi tiết nữa: Năm 636, Đền Jupiter đã bị chiếm đóng bởi người Ả Rập và nó đã bị biến thành một pháo đài, đồng thời họ cũng đã sửa sang thêm vào nó. Nó có nghĩa là những khối đá được dùng bởi người Ả Rập được thêm vào 650 năm sau những tảng đá La Mã.

Theo truyền thuyết của dân bản địa, Baalbek có thể đã từng là một trung tâm tôn giáo thờ phượng Baal trong nền văn minh Phoenicia, và truyền thuyết Ả Rập bản xứ tương truyền rằng những tảng đá ngăn tường khổng lồ này đã có từ thời của Cain và Abel (2 anh em trong Thánh Kinh Cựu Ước). Những phiên bản khác nói rằng bục đài đã được xây dựng bởi các vị Thần thời xa xưa.

Gần lối vào phía nam của Baalbek là một mỏ đá, nơi đá đã được sử dụng cho các đền thờ và những bức tường được cắt ra. Không có bất kì dấu vết nào về một con đường hay lối vận chuyển có thể được tìm thấy giữa mỏ đá và ngôi đền. Điều này cũng nêu ra những câu hỏi về cách thức vận chuyển những khối đá tảng 800 tấn tới địa điểm xây dựng, nếu nó thật sự được vận chuyển.

Điều này chỉ có thể có hai nghĩa: Hoặc là những khối đá dựng tường đã từng được di chuyển vào một thời đại rất xa xôi đến nỗi mọi dấu vết về con đường đã biến mất. Hoặc là chẳng cần một con đường nào hết. Thật sự thì có một con đường cũng vô ích bởi chính cái sức nặng khủng khiếp của những khối đá. Nếu có một con đường cho một loại công trình như thế thì nền móng của nó phải cực kì vững chắc và chắc chắn là nó sẽ phải vẫn còn lưu lại dấu vết cho tới ngày nay. Vậy thì chúng được di chuyển thế nào?

Tại khu vực mỏ đá còn có một tảng đá nguyên vẹn đã được xử lý lớn nhất trái Đất. Nó có tên là “Tảng Đá Thai Phụ” (“Stone of the Pregnant Woman.”) Được ước lượng nặng khoảng 1000 tấn, với kích thước 21.5m x 4.8m x 4.2m. Với kĩ thuật ngày nay không gì có thể di chuyển nó được. Thực tế, phải cần 24 cần cẩu hạng nặng mới có thể chỉ nhấc nó lên được, nhưng di chuyển nó là điều không tưởng.

Leave a Comment