Lập Xuân

Thời cổ, Lập xuân chính là “Xuân tiết” 春节 (tức Tết) ngày nay, bắt đầu từ đời Hán, gọi là “Xuân tiết” là chuyên chỉ tiết Lập xuân, đồng thời truyền thống lấy Lập xuân làm ngày Tết, nghinh đón mùa xuân được kéo dài(cho đến đời Thanh).

Ngày mùng 1 tháng Giêng hiện nay vào thởi cổ gọi là Nguyên đán 元旦, là bắt đầu của một năm. Đem ngày Tết (Xuân tiết) cố định vào ngày mùng 1 tháng Giêng là sau cách mạng Tân Hợi 辛亥. Trung Hoa Dân Quốc dùng lịch tây, lấy ngày 1 tháng 1 làm Nguyên đán, và để khu biệt, mới đem mùng 1 tháng Giêng âm lịch chuyên xưng là “Xuân tiết” 春节tức Tết. Cách gọi tên như thế cũng là nhân vì Xuân tiết tức Tết thường tại trước hoặc sau ngày Lập xuân.

Nhìn từ chủ đề nghinh xuân, Lập xuân và xuân tiết là nhất trí, là truyền thống đã có từ thời cổ. Từ xưa đến nay, người ta rất chú trọng đến tiết Lập xuân. Âm lịch thời cổ có nói:

Đẩu chỉ đông bắc duy Lập xuân, thời xuân khí thuỷ chí, tứ thời tốt thuỷ, cố danh Lập xuân.

斗指东北维立春, 时春气始至, 四时卒始, 故名立春.

(Sao Đẩu chỉ hướng đông bắc là Lập xuân, lúc này khí xuân bắt đầu đến, bốn mùa kết thúc được bắt đầu lại cho nên gọi là Lập xuân)

Trong dân gian có câu ngạn ngữ:

Nhất niên chi kế tại vu xuân

一年之计在于春

(Kế hoạch cho cả một năm là bắt đầu từ mùa xuân)

Có thể thấy tính trọng yếu của ngày Lập xuân. long trọng cử hành đại điển nghinh xuân.

thời điểm này ở miền bắc Việt Nam(tính từ đèo Hải Vân trở ra), chịu ảnh hưởng giao thời của hai luồng gió giao mùa là gió đông-bắc và gió đông-nam, bắt đầu có mưa nhỏ kéo dài còn gọi là mưa phùn làm độ ẩm của không khí và đất lên cao gây ra hiện tượng nồm (hiện tượng làm hơi nước ngưng tụ lại trên bề mặt các đồ vật tiếp giáp gần với mặt đất cũng như nhà cửa)

Ta có thể làm ?

Thức dậy sớm để có thể hít thở không khí trong lành.

Trồng hoặc mua thêm cây xanh trong nhà để tăng thêm vận khí.

hạn chế làm

Không nên quét dọn sân vườn và nhà cửa vào ngày đầu tiên của tiết lập Xuân để không tiêu tán tài lộc, may mắn.

Kiêng cho nước, cho lửa vào ngày Lập Xuân.

Kiêng cãi vã, đánh nhau hay nói những điều xui xẻo, không may.

Tránh mặc màu đen, màu trắng mà nên chọn những màu sắc tươi sáng…

Phương pháp dưỡng sinh

Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, sảng khoái, nên mặc quần áo màu sáng

Tử vi – Phong thủy

Lập Xuân

Người xưa chia 15 ngày của tiết lập xuân thành 3 khoảng thời gian: “Nhất hậu đông phong giải đống, nhị hậu triết trùng thủy chấn, tam hậu ngư trắc phụ băng”. Tạm dịch rằng: Một thời gió xuân làm tuyết tan; hai thời côn trùng bắt đầu sinh sôi; ba thời cá đội băng lên. Quá trình lập xuân trải qua 3 khoảnh khắc: 5 ngày đầu khi gió xuân chuyển ấm đến băng tuyết trên mặt đất dần tan, 5 ngày sau các loài côn trùng đang ngủ trong kén sẽ thức dậy, qua 5 ngày nữa lớp băng trên sông bắt đầu tan chảy cá sẽ bơi lội trong làn nước. Có thể nói, 3 khoảnh khắc kỳ diệu này của lập xuân chính là thể hiện 3 giai đoạn nhân sinh, 3 loại tu hành, 3 loại chờ đợi. Con người nếu thấu hiểu sẽ thọ ích vô tận.

*Lập Xuân: Sơ hậu, đông phong giải đống. Nhị hậu, trập trùng thủy chấn. Tam hậu, ngư trắc phụ băng. (Hậu thứ nhất, gió đông thổi, băng giá tan. Hậu thứ hai, côn trùng thức giấc. Hậu thứ ba, cá lội lên sát mặt băng).

khoảnh khắc gió đông về

“Sơ hậu, đông phong giải đống”, ý rằng những làn gió đông bắt đầu thổi, tuyết bắt đầu tan, chẳng bao lâu nữa sự sống sẽ lan tỏa khắp mọi nơi. Nhờ có gió đông (gió từ hướng đông) mà vạn vật sinh sôi nảy nở, cả vùng đất bắt đầu sức sống cường thịnh, đây là Thiên đạo chứ không phải Nhân đạo. Trong “Tam quốc diễn nghĩa” từng có câu “Mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ gió đông”, ý rằng mọi sự đã được chuẩn bị chu toàn mới có tư cách mong chờ gió đông.

Tựa như giấc ngủ của vạn vật trong giá tuyết trước khi gió đông thổi đến, cuộc đời của mỗi người cũng đều phải trải qua một kỳ “ngủ đông” như vậy.

Một tầng nghĩa khác của gió đông chính là thiên thời. Ẩn sĩ cuối thời đại nhà Đường cho rằng: “Thì lai thiên địa giai đồng lực, vận khứ anh hùng bất tự do”, ý rằng thời cơ đến thì có cả trời đất đều góp sức, thời cơ đi thì anh hùng cũng chẳng có đất dùng.

Nhân sinh chớ lo vội vã, bởi từng bước chậm rãi, vững chắc mới là con đường đúng đắn nhất. Lúc khó khăn học được cách nhẫn nại thì thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy đây chính là giá trị lớn nhất mà bạn đạt được. Trong “Thái Căn Đàm” có một câu nói rất hay: “Phục cửu giả phi tất cao, khai tiên giả tạ độc tảo”, ý rằng phàm là thứ ẩn nấp lâu, khi bay ắt sẽ bay cao; phàm là vật khai nở quá sớm, khi tàn tạ cũng rất mau lẹ.

khoảnh khắc chờ đợi bay cao

“Nhị hậu, trập trùng thủy chấn.”, ý nói rằng 5 ngày sau lập xuân côn trùng ngủ đông sẽ bắt đầu tỉnh lại, nhưng thời tiết vẫn đang còn lạnh, thời cơ chưa tới nên chưa thể ra ngoài.

Bất luận là giai đoạn 1 hay 2 đều cùng nói đến một vấn đề chính là “thế”, “thế” này là thuộc phần nội thế hay ngoại thế. Ngoại thế ở đây chính là thời cơ và cơ hội tốt từ bên ngoài, trong khi đó nội thế chính là tự bản thân mình tu luyện để tạo thành ưu thế. Chỉ khi nội thế và ngoại thế đồng nhất, tương hợp, cộng hưởng với nhau mới có thể đem lại hiệu quả lớn nhất. Nếu như chỉ có một phần kết quả thường sẽ không thành, mà cho dù có thành cũng khó lòng duy trì được lâu dài. Một cách nhìn khác, “thế” cũng được phân thành 2 loại đó là tạo thế và mượn thế. Mượn thế chính là nắm bắt và tận dụng xu thế bên ngoài(săn bắt). Tạo ra thế từ chính mình(nuôi trồng). Bắt đầu tạo thế này bằng cách tu dưỡng, rèn luyện bản thân. “Thế” thành thì sự mới thuận, thế càng lớn thì đại sự càng dễ thành.

Tiêu Dao Tự Tại

“Hậu thứ ba, cá lội lên sát mặt băng” ý rằng băng trên sông đã bắt đầu tan, cá bắt đầu bơi lên mặt nước du ngoạn.
Lúc này trên mặt nước còn có những tảng băng nhỏ trôi giống như cá đang đội những tảng băng trên đầu. Cảnh tượng này giống như cá đang muốn phá băng thoát ra, tạo ra cảm giác tràn đầy sức sống khiến người ta liên tưởng đến hình tượng cá Côn đạp nước hóa thành chim Băng trong “Tiêu dao du” của Trang Tử.

Nội thế, ngoại thế, tạo thế hay dựa thế nói chung cũng đều luận thế. Thuận theo người vì để thành tựu sự nghiệp, thuận với tự nhiên là để thành tựu cảnh giới. Khoảnh khắc thứ 3 của lập xuân chính là để nói đến điểm này.

* Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: "Biển Bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về Biển Nam. Chỗ Biển Nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành". Côn Bằng là loài Linh Thú thượng cổ xuất hiện từ thuở hồng hoang, là loài phi ngư to lớn, thường cư trú ở Bắc Minh, hay còn gọi là Biển Bắc. Loài thú này sống ở vùng biển sâu, sau một thời gian dài hấp thụ linh khí trời đất, tánh linh thức tỉnh, thọ mệnh trường tồn, kích thước tăng trưởng theo thời gian, lại có thể rời khỏi mặt biển, thong dong tự tại nơi thiên không bao la.

Ở điểm này, Côn Bằng với Ngư Long tức cá chép hóa rồng và chim sẻ hóa Phượng Hoàng có điểm tương đồng với nhau. Đạo Gia xem Côn Bằng là một biểu trưng của người tu đạo luyện mình xuất thế gian, để cùng tồn tại với trời đất, cùng hòa hợp với tạo hóa. Đây chính là tiêu dao tự tại. Tựa như sau khi lập xuân, trời đất quang đãng, vạn vật tự tại sinh sôi. Nhưng phàm ở đời, cái gì cũng đều có giá của nó. Muốn có được sự tự do, thong dong, tự tại thì cần phải đánh đổi bằng sự nghiêm túc, kiên trì, bền bỉ và một ý chí vĩ đại. Chờ đợi, kiên trì là tư vị sâu sắc của nhân sinh. Giống như những khoảnh khắc của lập xuân, hết thảy mọi sự ở đời đều phải chờ đợi, bình tĩnh, kiên trì ắt nước sẽ chảy thành sông.
https://www.chuonghung.com/2023/02/dich-thuat-lap-xuan.html | https://songdep.com.vn/

24 tiết khí