Khám Phá Những Cảm Xúc Được Thừa Kế Của Bạn

Hãy khám phá những cảm xúc được thừa kế của bạn

Mỗi gia đình đều có một lịch sử riêng, các giá trị, những niềm tin, tất cả những điều đó ảnh hưởng tới cách cư xử của các thành viên trong gia đình. “Sự kế thừa về mặt cảm xúc được ghi lại rất rõ ở những đứa trẻ, bởi vì, do chưa có đủ ngôn ngữ, thì chính cảm nhận sẽ tới đầu tiên với đứa trẻ, Mari-Geneviève Thomas giải thích. Đứa trẻ nhận lấy những cảm xúc mà nó cảm nhận, và sẽ mang dễ dàng nỗi buồn, cơn giận hay nỗi sợ của cha mẹ chúng. Người ta có thể nói rằng, đứa trẻ sinh ra đã có hiểu biết trong vô thức về người cha và người mẹ.” Đối với trị liệu, “cảm thấy một cách thường xuyên về sự tràn bờ hay bị ức chế, phong tỏa bởi những cảm xúc dai dẳng là dấu hiệu về việc các cảm xúc đó có thể là do bị chuyển giao qua các thế hệ, có nghĩa là chúng thuộc về một thành viên khác của gia đình”. Bằng cách ý thức về điều đó đã là một bước tiến tới sự giải phóng và nhận về những cảm xúc đích thực là của mình. Để đưa ra ánh sáng những căn nguyên của các cảm xúc của chúng ta, Mari-Geneviève Thomas đã tạo ra một cách thức mô phỏng biểu đồ quan hệ về mặt di truyền, một cây phả hệ được xây dựng từ ký ức của nhiều thế hệ, cụ thể hóa các sự kiện đáng lưu ý và các mối liên hệ tình cảm trong gia đình. Phương pháp này cho phép mô tả lại cấu trúc về mặt cảm xúc của chúng ta.

1. Xây dựng biểu đồ quan hệ về mặt di truyền

Điền vào các ô của cây phả hệ
Hãy khám phá những cảm xúc được thừa kế của bạn
Family genealogy tree on old paper background.

 

Với một cuốn sổ, hãy ghi chú những gì bạn biết về nơi chốn, nguồn gốc, sự di chuyển, sự xa cách, sự chia tách và những cái chết, cũng như tất cả các sự kiện khác có liên quan tới từng người. Để hoàn thành công trình của mình, bạn có thể hỏi cha mẹ, anh em họ hàng và họ tộc của bạn. Hãy chú ý tới cách thức mà các thông tin này được chuyển tới bạn (tông giọng, cảm xúc thể hiện, các đặc điểm phẩm chất được sử dụng, sự im lặng…) và ghi chú lại toàn bộ.

Hãy xem xét những điểm nhạy cảm bằng cách đưa ra những sự kiện đau khổ (trầm uất, bệnh tâm thần, tai nạn, khuyết tật, loạn luân, hiếp dâm, tự tử…). Hãy cố gắng “tìm tòi” (khai quật) những giai đoạn lịch sử khó khăn, ví dụ như chiến tranh.

Hãy chú ý tới các sự kiện tích cực (việc có thành viên mới ra đời, thăng tiến xã hội, cuộc hội họp vui vẻ và điều gì đó kéo dài…), cũng như chú ý tới cách mà người ta đã sống và đã ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình. Hãy gọi rõ các liên hệ và các nơi chốn mang tính dấu ấn và ổn định. Một khi những điều này được sưu tập lại, được tập hợp và suy nghĩ về nó, bạn sẽ thấy mình khai thông những chương lớn trong lịch sử của gia đình bạn. Bạn có thể hiểu cách thức điều kiện hóa mọi sự kiện thông qua hành vi, lựa chọn, của người này lên người khác, cho đến bạn.

2. Hãy nhận thức về các kiểu cảm xúc của gia đình bạn

Qua kinh nghiệm, nhà tâm lý học phả hệ đã đưa ra ánh sáng các liên hệ tồn tại giữa các cảm xúc và các sự kiện của gia đình, chúng lặp lại hoặc những hiệu ứng của chúng chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó chính là cách vận hành của các kiểu hình gia đình: gia đình giận dữ, lo âu, trầm cảm, không thỏa mãn, nạn nhân…

Nỗi buồn rất thường là kết quả của những cái tang không được nhận diện hay những chia tách đau khổ đã trải qua trong thời thơ ấu.

Nỗi sợ là kết quả của những giai đoạn có tính “lịch sử” về sang chấn (chiến tranh, nhập cư, sự đày ải) và của những sự kiện “riêng tư” nặng nề (nhiều cái chết do tai nạn hay bệnh tật).

Cơn giận có thể liên quan tới những câu chuyện bất công (về mặt xã hội hay giữa các gia đình) và liên quan tới những cư xử tồi tệ (bạo hành thể chất hay tâm lý, như bỏ rơi, khinh thường, không tôn trọng người khác, quá đòi hỏi…)

Xấu hổ có thể xuất phát từ các hành động bị kết án bởi đạo đức của gia đình, bởi luật pháp hoặc do lịch sử.

Tội lỗi có nguyên nhân từ những cảm giác mình là lý do của những điều không mong muốn, bất hạnh hay thảm họa (kết hôn do mang thai, cái chết sau thời gian chia tách, ý định tốt trở thành xấu…)

3. Quan sát những điều lặp đi lặp lại

Mỗi dấu hiệu gắn với gia đình ở mức độ ý thức hoặc vô thức. Những điều lặp lại như những cái tên, ngày tháng, nghề nghiệp, sự kiện nặng nề (tai nạn, bệnh tật, chia ly) hay hạnh phúc (gặp gỡ, thành viên ra đời được chờ đợi, may mắn)

Cái tên khiến ta nghĩ tới những người có cái tên giống mình. Hãy hỏi cha mẹ bạn, hoặc các thành viên khác của gia đình, để biết động cơ nào cho sự lựa chọn tên của bạn. Các câu hỏi: sự giống và khác nào giữa con và người có tên giống con? Những chờ đợi nào, có ý thức hoặc không, có thể được đặt lên con thông qua sự lựa chọn cái tên này?

Ngày tháng chỉ cho chúng ta biết chúng ta kế thừa từ ai hoặc số phận nào được gọi ra thông qua chúng ta. Ví dụ, ngày sinh của ai đó có liên quan tới ngày qua đời của một người khác chết yểu trước đó. Các câu hỏi: liệu có tồn tại ý nghĩa có liên quan đến ngày tháng trong cuộc sống của chúng ta? Các cảm xúc nào được gắn với ngày tháng đó?

Vị trí anh chị em (con cả, con giữa, con út) khiến chúng ta có liên quan tới những thành viên khác có giữ vị trí tương tự trong phả hệ của chúng ta (hiện tại hoặc quá khứ).

Nghề nghiệp lặp lại: có thể chúng ta muốn theo đuổi để bắt chước ai đó mà chúng ta muốn (hoặc bị thúc đẩy).

4. Định rõ các niềm tin của gia đình

Bạn hãy tự hỏi mình về các nguyên tắc: trong gia đình, chúng ta tin vào điều gì và vào ai (giá trị lao động, bố, mẹ, Chúa trời…)? Những bậc học nào cần phải theo đuổi? Nghề nghệp nào có liên quan? Những điều gì bị cấm hoặc bị coi là xấu? Những thông tin nào về câu chuyện tính dục? Có phải lập gia đình? Đối tượng như thế nào thì được đánh giá tốt? Ai bị coi là không phù hợp? Phong cách sống như thế nào (cởi mở, đóng kín)? Công việc, giải trí có ý nghĩa như thế nào? Những đứa trẻ được nuôi lớn như thế nào? Những giá trị nào được chuyển giao? Sự tự lập, quyền uy, tôn giáo, đạo đức có vị trí như thế nào? Những chủ đề cấm kỵ hoặc điều gì gây ra xung đột?

Khi các câu trả lời được thu lại, hãy chú ý đến các cảm xúc của bạn: giận dữ, nỗi buồn, cảm giác an toàn… Sau đó tự hỏi mình về những nguyên tắc và niềm tin mà bạn đã nhận vào mình mà không phản biện. Mỗi sự tiếp nhận “bất chấp bản thân” là nguồn gốc xung đột bên trong và có thể biểu lộ bằng các cảm xúc tràn bờ thường xuyên.

5. Giải phóng bản thân khỏi chuỗi cảm xúc

Mục đích là để tách rời mà không mất liên hệ, bởi vì gia đình là cội nguồn, gia đình là cái nôi cho việc bước vào thế giới này, thời đại này.

Hãy minh họa cây phả hệ với các bức hình, bức tranh, cờ các nước, tất cả những gì giúp bạn nhìn ra văn hóa gia đình.

Dành thời gian cảm nhận về những điều diễn ra đối với bạn từ 2 mức phía trên bạn. Cảm xúc nào bộc lộ. Hãy gọi tên chúng và cố gắng đánh giá mức độ của chúng.

Hãy viết ra những câu nói mang tính sửa chữa vào cuốn sổ của bạn hoặc bên lề cây phả hệ, như “tôi muốn giải phóng tôi khỏi cơn giận, nỗi buồn, xấu hổ, nỗi sợ…”; “tôi muốn thành công trong sự nghiệp, cuộc sống yêu thương…” Bạn cũng có thể:

Ngẫm nghĩ trong một tháng, một ngày, về các thành viên trong gia đình mà có nỗi chịu đựng và bạn cảm thấy bạn là bóng dáng của họ. Bước này là một cách để làm bạn yên bình bằng cách trả lại họ theo cách đồng cảm.

Thể hiện sự biết ơn đối với người mà đã chuyển giao tới bạn những phẩm chất, những nguồn lực, những giá trị. Điều đó cho phép bạn không hợp nhất theo cách biểu tượng khi cứ ở lại trong dấu ấn lịch sử gia đình.

Tạo ra cây phả hệ lý tưởng của riêng bạn. Những người mà người ta ngưỡng mộ thường là những người chia sẻ các phẩm chất và tài năng. Hãy tạo ra một gia đình mới bằng cách lựa chọn trong số những người hùng những điều mà bạn muốn có (bố mẹ, ông bà, anh chị, cô bác…). Hãy dành thời gian để tưởng tượng ở trong trái tim mình về cây phả hệ mới, và chú ý tới những suy nghĩ được chuyển giao qua bạn, bản chất của những năng lượng xâm chiếm bạn, những mong muốn phát xuất ra… Cuối cùng, hãy cảm nhận những sức mạnh và niềm vui về gia đình tương lai của bạn.

Chuyển ngữ: Ngô Thị Thu Huyền
Nguồn: psychologies

Leave a Comment