Hiểu Bản Thân

BỐN: 3️⃣ NHỮNG ĐIỀU NGƯỜI KHÁC CÓ THỂ BIẾT VỀ BẠN (NGAY LẬP TỨC)

Nói đến người khác, tất cả chúng ta đều ít nhiều là những mind-reader (người đọc được suy nghĩ của người khác). Mind-reader gây ấn tượng với khách hàng bằng cách nói cho khách hàng nghe về cuộc sống của chính họ – gần đây bạn đã cãi nhau với bố mẹ; bạn gần gũi với anh chị em mình khi còn nhỏ, nhưng vài năm gần đây giữa các bạn có khoảng cách và điều đó khiến bạn buồn. Và những khách hàng sẽ đặt câu hỏi: làm cách nào họ biết được những điều đó. Hẳn là có phép màu. Đôi khi họ chỉ mất một phút để nói cho ta những điều mà ta phải mất cả năm để tìm ra về bản thân mình. Họ có thể để ý thấy ta có phản ứng phòng thủ khi nhắc đến bố mẹ – như thể chúng ta cảm thấy mình sắp bị buộc tội vì một lỗi lầm nào đó; mặc dù đây là nét tính cách ta không sẵn lòng thừa nhận trong chính mình. Việc đọc suy nghĩ chỉ thể hiện một điều rằng người ngoài có thể nắm bắt những điều về bản thân ta một cách hiển nhiên và dễ dàng – dễ hơn nhiều so với việc chính ta làm điều này. Những người xa lạ bỗng nhiên lại là người nói trúng tim đen của ta nhất.

Một hậu quả là ta gặp khó khăn trong việc nắm bắt cách nhìn nhận của người khác về mình. Có khoảng cách khá lớn giữa sự tự nhận thức và quan điểm của người khác: ví dụ sự ngạo mạn xuất hiện khi một người không thể nhìn ra được rằng người khác không đánh giá cao những thành tích của họ; và có cảm giác thỏa mãn khi nhìn người đó bị ép buộc bằng các sự kiện ở mức thấp hơn bản thân họ.

Nhưng dĩ nhiên, hầu hết mọi việc không hài hước đến vậy:

Bạn không nhận ra rằng

Bạn đang đòi hỏi sự kiên nhẫn của người khác.
Người khác thường có cảm giác bạn thèm khát sự chú ý
Bạn thể hiện như một kẻ kiêu căng
Bạn có vẻ quá nhút nhát
Bạn thường ám chỉ rằng mọi thứ bạn làm đều là những thứ người khác đã làm rồi, như thể gây sự chú ý là một niềm đau với bạn.

Mấu chốt không phải là người khác luôn đúng. Mấu chốt cũng không phải một người nên cảm thấy đau khổ khi người khác không đánh giá đúng ý định của họ. (“Dĩ nhiên, tôi đâu có định tỏ ra ngạo mạn cơ chứ. Họ không biết phân biệt thẳng thắn với khoe mẽ à?”). Chỉ là sẽ có ích khi chúng ta biết được cách ta ảnh hưởng lên người khác vì điều này cho phép ta điều chỉnh chiến lược. Khi đó ta biết được rằng ta có thể thay đổi vì lợi ích gắn kết với người khác – trở nên ít quyết đoán hơn trong một vài tình huống hay nỗ lực đặt câu hỏi cho người khác về bản thân họ.

THỰC HÀNH

Ghép đôi với một người khác
Để họ nói 5 điều tích cực về bạn, dựa trên những hiểu biết hạn chế của họ về bạn.
Sau đó, nói một điều tiêu cực.
Họ biết điều tiêu cực đó bằng cách nào?
Đổi vai cho nhau.

THỰC HÀNH

Tưởng tượng bản thân trở thành một loài động vật nào đó, viết con vật đó ra giấy. Liệt kê 3 thuộc tính mà bạn cảm thấy mình có chung dưới vài góc độ với loài vật này.
Sau đó yêu cầu người còn lại vẽ con vật mà họ nghĩ rằng giống bạn, và chọn ra ba đặc điểm để giải thích tại sao họ lại nghĩ như vậy.

Bạn học được gì từ lựa chọn và lý do của họ?

NĂM:  4️⃣ ĐỘNG LỰC HỌC GIA ĐÌNH

I: Bức tranh toàn cảnh: Bạn cảm thấy như thế nào về gia đình mình

Điều bạn thực sự cảm thấy về gia đình mình là gì? Đặc biệt những điều bạn không nói ra vì đủ loại lý do: bạn có thể làm tổn thương ai đó; bạn cảm thấy có lỗi vì sau cùng họ vẫn luôn đối xử tốt với bạn; bạn cảm thấy mình là kẻ phản trắc; bạn sợ rằng mọi người sẽ cảm thấy thương hại bạn theo cách khiến bạn khó xử; bạn sợ mọi người sẽ nhìn bạn với ánh mắt khinh thường. Những suy nghĩ kiểu như vậy có thể là cái bóng rất lớn. Chúng ta có những thái độ vô thức – hoặc vừa đủ vô thức trong mối quan hệ với gia đình, vốn là thứ có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho cuộc sống của chúng ta. Những khả năng đó bao gồm:

Thái độ với người em trai đang kiềm chế cảm giác không bao giờ đủ.
Cảm giác với một người chị gái dẫn đến các vấn đề về ghen tỵ
Khuynh hướng muốn được tôn trọng dựa trên quyền lực có thể xuất phát từ nhu cầu làm hài lòng cha mẹ một cách quá mức.

THỰC HÀNH

Một bài thực hành tâm lý có hiệu quả là vẽ ra gia đình của bạn; cha mẹ + anh chị em + ngôi nhà + mặt trời + cây cối.

Sau đó phân tích bức vẽ.

Vẽ gia đình của bạn.

Hỏi:

Ai lớn?
Ai nhỏ?
Mọi người đang đứng ở đâu?

Một số chủ đề phân tích:

Người bạn vẽ gần mình nhất là người bạn thân thiết nhất.
Người bạn vẽ xa nhất là người xa cách với bạn.
Kích thước bạn vẽ bản thân mình là thước đo lòng tự trọng của bạn.
Ngôi nhà là phần mở rộng của bản thân bạn: đó là cái tôi. Nó có hình dáng đẹp hay không? Sáng sủa? Ngăn nắp?
Cửa sổ ngụ ý mức độ giao tiếp. Bạn có vẽ cửa sổ không?

Đây chỉ là bước khởi đầu, không phải khoa học – tuy nhiên bài thực hành này vẫn hữu dụng (giống như bài tập hoàn thành câu) trong việc nắm bắt tiềm thức nhằm khám phá cấu trúc của nó.

Ii: Đổ lỗi và tự nhận thức

Chúng ta có thể không nhận ra mức độ mà ta gán các vấn đề trong cuộc sống của mình cho cha mẹ.

THỰC HÀNH

1. Bạn đổ lỗi cho cha mẹ vì điều gì?

Ở đây chúng ta tìm kiếm một phản hồi thể hiện cái tôi: họ đã làm tổn thương tôi như thế nào, những lỗi lầm họ đã mắc phải…

2. Tại sao bạn nghĩ họ làm như vậy?

Đây là một kiểu câu hỏi khác. Nó đòi hỏi bạn suy nghĩ ngoài bản thân mình, không phải tự hỏi tại sao họ khiến tôi tổn thương hay làm tôi thất vọng, mà là họ đã phải chịu những áp lực và khó khăn gì. Nó làm gián đoạn vòng lặp đổ lỗi, thay vào đó là sự thấu hiểu.

Dĩ nhiên đổ lỗi cho cha mẹ không phải lúc nào cũng sai, nhưng nó lại ngăn bạn hiểu sâu hơn bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra các khả năng để xử lý.

SÁU: 5️⃣ HƯƠNG VỊ VÀ Ý TƯỞNG CỦA BẠN VỀ HẠNH PHÚC

Chúng ta không quen với ý tưởng rằng trang trí nội thất có thể nói lên điều gì đó sâu kín về bản thân nhưng quan điểm thẩm mĩ có thể tiết lộ những điều rất sâu sắc bên trong chúng ta, bởi vì sở thích cá nhân thì phản ánh một con người khác của chúng ta.

Chúng ta có thể cảm thấy khó chịu bởi một vài sự vật hay hiện tượng làm liên tưởng đến sự xui xẻo. Hay đến một độ tuổi nhất định nào đó, sau khi xem một bộ phim có một nhân vật sống trong một căn biệt thự cổ kính rộng lớn làm bạn thấy bị hấp dẫn, và từ đó, bạn bắt đầu có những cảm xúc tích cực một cách âm thầm nhưng mãnh liệt đối với những địa điểm như vậy. Để hiểu được điều gì thu hút bản thân, chúng ta cần quay ngược lại với câu hỏi: điều gì ở nhân vật đó làm bạn bị thu hút? Hoặc có thể là một người họ hàng đáng sợ thường hay chỉ trích sự bừa bộn luôn khiến bạn cảm thấy không phục; và bạn phát hiện ra một chút pha trộn giữa những sắc màu giản dị nhưng thú vị ở nhân vật này (một kiểu hoàn toàn khác với người họ hàng kia)? Phân tích câu trả lời giúp bạn khám phá ra nhiều điều về tình yêu, sự căm ghét, hi vọng và nỗi sợ hãi – những thứ tạo nên khiếu thẩm mĩ hay sở thích riêng của bạn.
Chúng ta bị thu hút bởi những điều mà chúng ta thiếu sót. Khiếu thẩm mĩ thường liên kết với việc theo đuổi sự cân bằng từ bên trong. Nếu như chúng ta đặc biệt căng thẳng hoặc lo lắng, chúng ta có thể bị thu hút bởi khung cảnh yên bình. Một người thường xuyên bị làm phiền bởi những kẻ thô lỗ sẽ bị thu hút bởi những thứ gợi lên sự tinh tế, trật tự và hài hòa.
Chúng ta tìm kiếm những phần bên trong của bản thân bị bỏ quên trong những đồ vật xung quanh: trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường lờ đi những khía cạnh trong bản chất con người mình giúp gợi ý về thị hiếu của chúng ta. Phản ứng mãnh liệt đối với không gian nội thất đồ sộ có thể xuất phát từ một cá thể khôn ngoan khác bên trong chúng ta, điều này có thể là sự gợi ý về một khía cạnh táo bạo và đầy tham vọng hơn.

Thực hành

Xem những cách bày trí nội thất khác nhau dưới đây

Phong cách hoa văn (ornate)

Phong cách baroque

Phong cách bohemian

Phong cách ấm cúng (cosy clutter)

Phong cách tối giản (minimalist)

Bạn ghét phong cách nào?

Cái nào làm bạn bị thu hút?

Về mặt lý thuyết, chúng ta bị thu hút bởi những thứ trực quan thể hiện những điều thiếu sót trong tâm lý của chúng ta. Nói cách khác, những người bị thu hút bởi phong cách tối giản nhẹ nhàng thì bên trong họ không hề cảm thấy bình tĩnh. Họ cảm thấy bản thân ở trên bờ vực của sự choáng ngợp và muốn tìm kiếm một phong cách nào đó có thể xoa dịu cảm giác này.

Tương tự, phong cách bohemian không phải được ưa thích bởi người bohemian mà bởi những người mà tận sâu bên trong họ sợ hãi những thôi thúc bản năng không phù hợp với tính cứng nhắc bên ngoài.

Chúng ta sử dụng những phong cách bày trí trực quan để xoa dịu hay tái cân bằng tâm lý của chúng ta.

Leave a Comment