Hiểu Bản Thân

2️⃣ – SỰ NGHIỆP

I: Sự mơ hồ xung quanh tham vọng của một người

Khi nghĩ về những khát vọng, hy vọng và những việc tốt, người ta thường có xu hướng nói ra những điều này một cách mạnh mẽ:

Tôi muốn giúp đỡ người khác
Tôi muốn trở nên sáng tạo
Tôi muốn làm điều gì đó lớn lao

Những tuyên bố này có thể rất đúng đắn và tạo cảm giác đáng ngưỡng mộ. Vấn đề là chúng rất mơ hồ. Chúng không chỉ ra một hướng đi nào cụ thể, không dẫn đường cho hành động hay không giúp ích gì cho việc ra quyết định. Sự mơ hồ là một dấu hiệu cho thấy ta đang gặp khó khăn trong việc tự nhận thức. Nó cho thấy rằng trong một số khía cạnh quan trọng trong cuộc sống ta vẫn chưa hiểu rõ bản thân mình.

Làm cách nào chúng ta có thể cải thiện sự tự nhận thức về tham vọng của mình?

THỰC HÀNH

1.Kể tên một vài người bạn ghen tỵ hoặc ngưỡng mộ – tuy nhiên lại quá vĩ đại và có vẻ không có thật. Một trong những nguyên nhân gây ra sự mơ hồ là chúng ta cảm thấy ngại ngùng khi coi những cá nhân có địa vị cao là một nguồn cảm hứng (khoảng sau năm 11 tuổi), chúng ta cảm giác rằng mình sẽ bị coi là một kẻ tự phụ hoặc ngây ngô. Nhưng việc liệt kê họ ra rất quan trọng vì họ là phiên bản vĩ đại nhất của con người mà bạn muốn trở thành. Đó có thể là Michelangelo hay Lady Gaga hay Goethe hoặc Bill Gates. Điểm mấu chốt không phải là bạn cần phải trở thành họ hay giống như họ. Đó là việc có những điều bạn muốn học hỏi từ họ.

2. Chuyển trọng tâm từ con người sang đặc điểm tính cách.

Phân tích điều gì từ họ khiến bạn ngưỡng mộ…

Không nhất thiết phải là điều khiến họ nổi tiếng. Nguyên nhân của sự không rõ ràng ở đây là chúng ta quá say mê họ. Ta tập trung vào con người – và có rất nhiều điều khác nhau về họ khiến ta ấn tượng. Vậy nên một việc đơn giản là gọi tên các đặc điểm ta muốn học hỏi từ người đó ra sẽ khiến sự mơ hồ biến mất.

3. Làm cách nào để phẩm chất đó có thể hiện diện nhiều hơn trong cuộc sống của bạn…

Một nguyên nhân khác của sự mơ hồ và sự không linh hoạt. Chúng ta có thể nhìn thấy phẩm chất đó đã phát huy như thế nào trong cuộc sống của người kia. Nhưng những gì ta muốn là biết rằng nó có thể phát huy ở một nơi khác hay không. Người mà ta đang nghĩ đến chỉ đơn thuần là một gợi ý.

Ii: Thái độ với tham vọng

Có rất nhiều trở ngại trên con đường hoàn thành mọi việc ở cơ quan, lấy được người bạn đời xứng đáng, hay hưởng thụ một cuộc sống đỉnh cao cả về tài chính và sáng tạo: cạnh tranh từ các đối thủ tiềm năng, không đủ chỗ ở vị trí lãnh đạo, định kiến, tài năng hạn chế. Nhưng một trong những vật cản mạnh nhất đến thành công nằm trong chính chúng ta. Chúng ta khổ sở vì những thái độ mơ hồ với thành công.

Chúng ta bị những lo âu về thành công kìm hãm. Những lo âu này có nghĩa rằng ta không toàn tâm toàn ý tìm kiếm thành công. Nếu không nhận ra điều này, ta sẽ đầu tư vào sự thất bại.

– Thành công khiến người khác ghen tỵ. Họ sẽ nghĩ tôi đang khoe khoang, thèm khát sự chú ý. Tôi thật sự không muốn trở thành mục tiêu để người khác ghen tỵ. Tốt nhất là cứ đứng bên lề thôi.
– Chủ nghĩa phong kiến trong tâm thức: Có những người được phép thành công và làm những điều lớn lao trên thế giới; đáng tiếc tôi không phải một trong số họ, những điều như vậy không xảy ra với người như tôi.

Cũng có những mối nguy hại khi đầu tư quá nhiều vào ý tưởng “thành công”. Việc muốn hoàn thành tốt công việc là điều bình thường. Nhưng sự nghiệp có thể là một thỏi nam châm cho những hi vọng khác không thuộc về lĩnh vực này.

Một người có thể đi đến niềm tin rằng khi mọi thứ liên quan đến công việc hay tiền bạc suôn sẻ, thì những vấn đề khác cũng sẽ được giải quyết. Đó là kiểu suy nghĩ được khích lệ mạnh mẽ trong xã hội hiện đại. Thái độ Meritocratic (chế độ nhân tài) mời mọc những suy nghĩ sai lầm rằng cách bạn thể hiện ở nơi làm việc là thước đo cho giá trị toàn cầu của bạn; hình ảnh quảng cáo không ngừng phóng chiếu tư tưởng rằng các phẩm chất tâm lý như tình bạn, mối quan hệ tốt, cảm giác thanh thản và niềm vui đều gắn liền với sự thịnh vượng tài chính (và theo đó là thành công trong nghề nghiệp). Những kiểu tư tưởng này không trực tiếp chạy thẳng qua trí óc ta mà phản ánh trên hành vi của chúng ta, biểu thị bằng việc ta hành động như thể ta tin vào những điều như:

Nếu tôi thành công trong công việc, tôi sẽ xứng đáng được yêu.
Tôi sẽ không còn thấy cô đơn khi tôi hoàn thành xong việc này.
Kỳ nghỉ thật tuyệt vời – giá như ta có thể ở lại căn phòng sang trọng đó.
Địa vị cao đồng nghĩa với hạnh phúc

Một trong những niềm tin này đã trở nên rõ ràng và được đưa vào thử nghiệm. Ví dụ: người khác có thể thành công, nhưng tôi thì không. Điều này có đúng không? Hãy phân tích nó như một tuyên bố trước tòa. Bằng chứng nào ủng hộ điều này? Tất cả những gì được nói ra đều phải dựa trên lợi ích và được đánh giá mức độ hợp lý.

– Một số người sinh ra đã may mắn – điều này không đúng.
– Không phải ai cũng có tài năng – đúng, nhưng có nhiều người bạn nghĩ là thành công không hề tài năng hơn bạn.
– Có những định kiến ủng hộ cho một số người và gây bất lợi cho những người khác – đúng, nhưng thường thì chỉ ở một mức độ nào đó, chúng không hề có tính quyết định.

THỰC HÀNH

– Nếu tôi thành công thì…(cả mặt tích cực và tiêu cực)
– Bằng cách thành công, tôi sẽ làm…hài lòng
– Người có thể cảm thấy khó chịu về thành công của tôi sẽ là…
– Những người thành công thường…
– Tôi không muốn trở thành một người thành công vì…

Iii: Ý nghĩa cuộc sống của bạn

Giữa bộn bề cuộc sống, phải đáp ứng những kỳ vọng của người khác hay bị tấn công bởi những ý tưởng từ truyền thông và quảng cáo (điều không có lợi cho bất cứ ai), hoàn toàn không bất ngờ nếu ta cảm thấy bối rối khi đặt câu hỏi liệu những điều này quan trọng với ta đến mức nào.

THỰC HÀNH

Nếu bạn đang trong cơn hấp hối, điều mà bạn hối hận đã không làm là…

Bài tập này được thiết kế để khơi gợi những khao khát tiềm ẩn mà bạn không sẵn lòng khám phá. Việc thừa nhận nó có thể quá thách thức hay ngượng ngùng. Điều quan trọng không phải là giải thích cho người khác, mà là chú ý đến chúng và cho chúng một nơi riêng tư trong tâm trí bạn.

Trên thực tế, lý do nào kìm hãm không cho bạn thực hiện những điều đó?
Làm thế nào để những trở ngại đó được giải quyết?
Bước cụ thể nào bạn có thể thực hiện?

Bài tập khoảnh khắc hấp hối cũng giúp chỉ ra sự phân cấp trong nhu cầu của chúng ta.

Có những thứ chỉ có đóng góp rất hạn chế cho hạnh phúc của chúng ta nhưng dường như lại được đánh giá quá cao.
Ta đánh giá thấp tầm quan trọng của những thứ quen thuộc hoặc không đặc biệt thú vị.

(còn tiếp)

Người dịch: Hoàng Dung

Nguồn: http://www.thebookoflife.org/know-yourself/

Phần 4: Chìa khoá để đạt được sự tự nhận thức cao hơn

Nói đến người khác, tất cả chúng ta đều ít nhiều là những mind-reader (người đọc được suy nghĩ của người khác)

Leave a Comment