Hiểu Bản Thân

2️⃣ Tại sao việc hiểu bản thân lại khó đến vậy ?

Ta vẫn thường phải trả giá đắt cho việc thiếu hiểu biết về bản thân. Vậy thì tại sao điều này lại khó khăn đến thế? Tại sao việc ta hiểu được chính mình ở những điểm này lại quá khó như vậy? Đâu phải tại vì ta lười biếng hay ngu dốt. Chẳng qua là một số khiếm khuyết về nhận thức khiến ta khó lòng có được cái nhìn thông suốt về chính mình. Ở đây có sáu nguyên do dành cho việc tại sao hiểu bản thân lại là một khó khăn đối với những sinh vật có năng lực trí tuệ như chúng ta đây.

1️⃣ Tiềm thức

Con người đã tiến hóa thành những sinh vật có tâm trí được chia thành các quy trình ý thức và tiềm thức. Việc tiêu hóa một bữa trưa là vô thức; suy nghĩ về những việc bạn muốn làm vào cuối tuần này là ý thức.

Nguyên do của việc phân chia này là năng lực tâm thần. Ta chỉ đơn giản là không đương đầu nổi nếu như mọi điều mà ta làm đều cần phải sàng lọc qua tâm ý thức.

Ngoài ra, ta bắt đầu sống cuộc đời mình từ vị trí của những đứa trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tự nhận thức bản thân. Tạo hóa đã tạo ra chúng ta với cái khả năng tự nhận biết bản thân chỉ xuất hiện vào thời điểm rất trễ trong đời: bạn chỉ cần học những điều mà những đứa trẻ cần phải biết và vì thế mà sự nhận biết về bản thân là một sự tiến hóa về nhân cách xảy ra rất đỗi muộn màng.

Nhìn chung, ta có thể biện luận rằng mình đau khổ bởi vì dường như quá nhiều lối hành xử của ta đều diễn ra trong vô thức – khi mà ta được hưởng lợi từ việc nắm rõ hơn về những gì đang diễn ra. Sự cân bằng mặc định giữa ý thức và vô thức có khuynh hướng bị sai lệch, ta được khuyến khích để cho phép quá nhiều phần trong con người ta tồn tại trong vô thức.

Nói tóm lại, ta cần phải thực hiện những nỗ lực phi thường để điều chỉnh lại sự bất cân bằng này và đưa cuộc đời ta vào địa hạt ý thức nhiều hơn nữa.

2️⃣ Tâm cảm xúc và Tâm lý trí

Theo một cách truyền thống, suy nghĩ của ta được hình thành từ một phần nhỏ lý trí, và một phần lớn hơn nhiều, vượt trội hơn nhiều của cảm xúc.

Plato so sánh phần lý trí như là việc một đàn ngựa hoang kéo theo tâm ý thức.

Ngày nay, các nhà thần kinh học cho ta biết rằng bộ não gồm có ba phần:

– não bò sát

– não giữa

– và tân vỏ não

Não bò sát, như chính cái tên gọi của nó, là phần não được hình thành sớm nhất và có tính nguyên thủy nhất. Nó chú ý đến những vấn đề sinh tồn cơ bản và phản ứng tức thì, một cách tự động, vô thức và phần nào hung hăng và có tính hủy hoại. Đó là phần não sẽ hoạt động nếu một con sư tử bất ngờ tấn công bạn trong rừng rậm.

Phần não giữa, phát triển vào giai đoạn muộn hơn thì lưu tâm tới những xúc cảm và ký ức.

Tân vỏ não, mà được phát triển rất muộn về sau này, là nơi mà chức năng lý huận cao hơn của chúng ta được thực hiện.

Ta không cần thiết phải đi sâu vào những thuật ngữ đặc biệt này để hiểu hết vấn đề: phần lớn cuộc đời ta bị chi phối bởi những phản ứng tự động, dễ xúc cảm, méo mó của phần ‘thấp kém’ hơn của tâm trí ta; và chỉ đôi khi ta mới có thể hi vọng rằng sẽ có được cái nhìn lý trí thông qua khả năng trí tuệ cao hơn của bản thân.

3️⃣ Sự kháng cự học thuyết Freud

Tuy vậy, các sự việc tồn tại trong vô thức không phải vì ngẫu nhiên. Chính Sigmund Freud đã có cái nhìn sâu sắc rằng những sự việc tồn tại trong tiềm thức là bởi vì một phần khó chấp nhận từ chính chúng ta: đó là – theo thuật ngữ mà ông sử dụng – ‘kháng cự’ bất thường trong việc biến rất nhiều những đầu vào vô thức của chúng ta thành ý thức.

Tiềm thức chứa đựng những ham muốn và cảm giác mà thách thức sâu sắc tới cái nhìn dễ chịu hơn về chính chúng ta. Ta có thể nhận ra – nếu mà ta hiểu rõ bản thân mình hơn – rằng ta cảm thấy bị cuốn hút trước người khác giới, hoặc có những tham vọng nghề nghiệp tương đối khác so với với những gì mà xã hội kỳ vọng vào ta. Ta vì thế ‘cưỡng lại’ việc tìm ra quá nhiều điều về bản thân mình trong nhiều khía cạnh. Và điều này đến lượt nó phá vỡ sự thanh thản ngắn hạn mà ta vẫn hằng mê say.

Nhưng, dĩ nhiên, theo Freud, ta phải trả một cái giá đắt cho điều này. Sự thư thái trong ngắn hạn thì bấp bênh, đó là, theo một thuật ngữ khác mà ông sử dụng, ‘sự loạn thần kinh chức năng’, và ngăn cản ta khỏi mối lợi ích mà sự chân thành dài hạn về những khía cạnh của bản sắc cá nhân mang lại.

Rất thường xuyên ta tự có cho mình cái suy nghĩ, ‘sẽ an toàn hơn nếu không chạm vào đó’. Ta chỉ đơn giản gạt bỏ các cảm xúc và ý niệm sang một bên. Sự kháng cự ở đây có nghĩa là ta đang trốn tránh sự bẽ bàng khi phải thừa nhận một số khao khát và ham muốn nhất định – đặc biệt là khi chúng thật kỳ lạ so với những điều mà ta muốn được yêu quý vì hay những gì mà người khác muốn ta trở thành. Ta nỗ lực hạn chế sự khổ sở trước mắt. Nhưng cái giá mà ta phải trả chính là việc ta không thể hướng đến điều khiến ta thật sự hạnh phúc.

4️⃣ Chẳng có ai nói cho ta biết cần phải làm gì

Chỉ đơn giản là có nhiều khía cạnh trong bản sắc cá nhân của ta mà tự thân ta khó lòng nhìn ra được nếu không có sự trợ giúp từ người khác. Ta cần tới người ngoài như là chiếc gương cho mình, đưa ra những hiểu biết và quan điểm của họ về những phần khó nắm bắt, những phần khó-nhìn-thấy ở chính chúng ta.

Tuy nhiên, trông chờ vào những cứ liệu đến từ người khác là việc cực kỳ không đáng tin cậy. Chỉ rất ít người mới chấp nhận thực hiện trách nhiệm khó khăn của việc đưa ra cho ta những phản hồi.

Hoặc là họ cực kỳ không ưa ta và do đó họ chẳng thèm bận tâm. Hoặc là họ thương ta quá, và họ chẳng muốn ta buồn.

Bạn bè ta thì lịch sự quá; những định tốt đẹp khiến họ giữ lại những quan sát không mấy dễ chịu của mình. Kẻ thù của ta thì có quá nhiều điều muốn nói cùng ta: những người mà ta yêu quý không phải lúc nào cũng nhìn rõ được con người ta nhất. Có lẽ là một ai đó đang đối chọi với ta mới nhìn ra được nét bất ổn trong tính cách của ta (ví dụ như, cách mà ta làm người khác phật lòng sau khi ủng hộ kế hoạch của họ suốt một thời gian dài; hay là cái thói ba phải đầy khó chịu kia chẳng hạn). Cơ mà họ lại chẳng mấy sẵn lòng chia sẻ sự sáng suốt của mình với ta. Họ không muốn nhận lấy rắc rối, hoặc là họ sẽ tấn công ta với những lời sỉ nhục khiến ta phải thủ thế và khép mình trước sự sáng suốt trong lời nhận xét cay nghiệt của họ.

5️⃣ Ta sống chưa đủ

Nhiều điều thuộc về sự nhận biết bản thân chỉ có thể đạt được thông qua trải nghiệm. Ta hãy xem mình như là một cái khuôn bánh quy: chỉ khi ta ấn mình vào cục bột cuộc đời thì ta mới thấy được hình dạng thực sự của ta là gì.

Sự nhận biết bản thân do đó không là thứ mà ta thường có thể thực hiện một cách đơn độc, và rút lui khỏi thế giới để nhìn vào chính bản thân mình.

Chúng ta không ngừng thu thập kiến thức, bằng cách thử sức trong các sự việc và va chạm với những người khác – mà vẫn thường chứa đựng sự rủi ro nhất định, và đòi hỏi cả thời gian nữa.

Chẳng hạn như là trong sự nghiệp, ta chẳng thể nào biết được rằng ta muốn làm gì với cuộc đời mình nếu chỉ đơn giản là tự đặt ra những câu hỏi như thế. Ta cần phải ra đời làm việc và thử mọi thứ. Ta cần phải bỏ ra một tuần làm việc tại văn phòng kiến trức, hoặc đi và gặp một ai đó trong ngành dịch vụ công chẳng hạn.

Sự nhận biết bản thân chỉ có thể có được như là kết quả của cuộc đối thoại với thế giới này.

6️⃣ Ta đang mơ hồ về mọi thứ

Suy nghĩ của ta về nhiều thứ được chứng tỏ đầu tiên và trước hết bởi sự mơ hồ. Năng lực trí tuệ của chúng ta – về mặt bản chất – khá là yếu kém. Phản ứng ban đầu của ta trước các sự việc thường là theo thứ tự của ‘tuyệt’ và ‘eo’. Ta thường bày tỏ cảm xúc thuận hoặc chống trước một điều gì đó nhưng lại cự tuyệt phải giãi bày nhiều hơn nữa. Ta thường nói đến những điều như:

Tôi muốn trở nên sáng tạo
Tôi ghét những doanh nghiệp lớn
Tôi cảm thấy rất bực
Hắn làm tôi khó chịu

Những điều này có thể đúng, nhưng chúng đâu phải là những điều chính xác trong khía cạnh của sự nhận biết bản thân. Chúng không đủ chính xác để dẫn dắt hành động. Không hẳn là những điều này là sai lầm, chỉ là chúng quá mơ hồ. Chúng không nắm bắt được vấn đề thực sự là gì. Chúng quay vòng trong một phạm vi rộng lớn, chung chung mà chẳng dừng lại ở một điểm nào cụ thể.

Đây không hẳn là vấn đề cá nhân. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu. Tâm ý thức của ta về cơ bản là vô cùng mơ hồ – và vì thế nó cần đến sự phân tích thường xuyên.

7️⃣ Nội quan là không đáng tin cậy và lạ lẫm

Nội quan là cái từ mà ta đặt ra cho việc một người tự xem xét các cảm xúc và suy nghĩ của chính mình.

Tiếc thay, nó không có ý nghĩa mấy trong xã hội của chúng ta. Ta thường chẳng mấy khi được khuyến khích để mở ra suy nghĩ của mình. Ý nghĩa của việc có một cuộc chuyện trò với một người bạn hiếm khi nào lại bao gồm cả việc cố gắng đạt được sự cải thiện trong việc phân loại cảm xúc của mình. Tâm lý liệu pháp – lĩnh vực chính trong việc phân tích bản thân – chỉ thu hút được sự chú ý của vỏn vẹn 1% dân số.

Một phần của việc nâng cao sự nhận biết bản thân trong xã hội là nhằm giúp cho cái ý tưởng về sự tự xem xét nội tâm trở nên hấp dẫn hơn; nó nên được nghĩ tới như là một quan niệm rất hợp lý để để trải qua một ngày cuối tuần hoặc tổ chức một buổi tiệc tối.

Leave a Comment