Hàn Lộ

Hàn lộ là tiết khí thứ 17 trong 24 tiết khí. Tiết hàn lộ bắt đầu vào khoảng ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 195°.

Lúc này nhiệt độ còn thấp hơn so với tiết bạch lộ, sương mai nhiều hơn, những giọt sương trong suốt, tinh khiết trên mặt đất sắp sửa ngưng kết thành sương muối, lại mang theo sự giá lạnh. Sau tiết hàn lộ, trời dần dần mát trở lại, đúng là sương rơi lạnh buốt.

vào tiết Hàn Lộ, mùa mưa kết thúc, khí trời thường là ngày ấm đêm lạnh, bầu trời trong trẻo, cảnh tượng cuối thu hết sức đẹp đẽ và lãng mạn. Bởi khí trời dần lạnh, cây cối hoa cỏ sắp héo tàn, người xưa gọi đây là thời điểm “từ thanh”, tức là giã biệt cây cỏ.

Vài phong tục thú vị đón tiết Hàn Lộ.

Nghênh đón hàn lộ đến dân gian cũng tạo thành nhiều tập tục, như ăn bánh, uống trà hoa, lên núi cao, ăn hạt vừng, ngắm lá phong…

– Lên núi cao: Tục ngữ nói: “Lên cao giải nỗi sầu mùa Thu”, ý nói mọi người có thể nhờ vào việc lên núi cao để dứt bỏ phiền não, thông qua việc tiếp xúc với thiên nhiên để giảm bớt áp lực, thả lỏng cơ thể. Cho nên vào cuối Thu không khí trong lành sảng khái, trời cao mây nhạt, lên cao trông về phía xa mà hét to vài tiếng sẽ trút được trọc khí trong ngực.

– Ngắm hoa cúc: Mỗi mùa có loài hoa đặc trưng khác nhau, tháng 9 âm lịch đến tiết hàn lộ được gọi là tháng hoa cúc, là mùa hoa cúc đua nở. Khác với đại đa số loài hoa nở vào màu Xuân, Hạ, hoa cúc là hoa trái mùa, sương càng lạnh càng dày thì hoa cúc càng nở ra xinh đẹp hơn.

Vào tiết hàn lộ, khắp nơi đều có thể thấy được bóng dáng hoa cúc. Vì thời điểm này gần Tết Trùng Cửu nên một số nơi có tập tục uống trà hoa cúc, do đó Tết Trùng Cửu còn được gọi là ngày Tiết hoa cúc. Sách cổ ghi lại: “Ngày 9 tháng 9, hái hoa cúc và phục linh, nhựa thông, cửu phục, giúp người không già“. Lên cao núi, ngắm hoa cúc cũng trở thành thú vui tao nhã trong tiết này. Vào tiết hàn lộ, người xưa còn lấy nước giếng để ngâm làm thuốc viên hoặc rượu thuốc tẩm bổ ngũ tạng.

– Ăn hạt vừng: Người xưa có câu: “Mùa Thu khí táo, nên ăn khi trời nhá nhem tối để nhuận táo”. Hàn lộ đến, thời tiết mát mẻ chuyển sang rét lạnh. Lúc này mọi người nên dưỡng âm phòng táo, nhuận phổi ích vị, do đó ẩm thực điều dưỡng cuối Thu nên tư âm nhuận táo (phế). Thế là dân gian có tập tục “hàn lộ ăn hạt vừng”. Theo Đông y, hạt vừng có vị ngọt, tính hàn không độc, chất trơn; vào các kinh can, thận, phế và tỳ, có công hiệu giải độc, tiêu nhiệt kết bên trong, sát trùng… Hạt vừng là thực liệu có ứng dụng rất rộng, nhiều người có thể ăn được.

Dưỡng sinh

Mưa ít dần, thời tiết khô cằn, khoảng thời gian này, mồ hôi bốc hơi khá nhanh, cho nên thường xuất hiện triệu chứng khô miệng khô họng, ho khan ít đờm, thậm chí sẽ bị rụng lông tóc, táo bón.

Mùa thu khí hậu khô thích hợp thường xuyên ăn thực phẩm chua, ngọt, trơn, như lê, mật ong, mía, sữa bò, nấm tuyết, hoa bách hợp, hạt sen, hạt óc chó, đậu phộng, vừng đen… để dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, giảm bớt triệu chứng kiền táo cơ thể. Đồng thời tăng cường protein để nâng cao thể chất.

Ban ngày uống một ít nước muối, buổi tối uống một ít nước mật ong. Đây là phương pháp bổ sung nước tốt nhất cho cơ thể, đồng thời là cách dưỡng sinh mùa Thu hiệu quả.

Leave a Comment