Đây là một nghiên cứu hơi bối rối. Nelson & Meyvis (2008) cho những người tham gia được mát xa trong 3 phút. Tuy nhiên, một nhóm có 20 giây nghỉ giữa buổi trong khi nhóm kia được mát xa liên tục. Nhóm nào sẽ thích thú hơn?
Mọi người đoán là nhóm được mát xa liên tục, nhưng họ đã sai. Người ta thích kiểu mát xa có nghỉ giữa buổi hơn vì nó không làm họ trở nên thích nghi với mát xa.
Kẻ thù của hạnh phúc là sự thích ứng (adaptation). Điều không may là chúng ta quen với điều gì đó và chúng mang lại cho chúng ta ít niềm vui hơn; sau một thời gian chúng ta bắt đầu xem chúng là hiển nhiên.
Nhưng nếu bạn tiếp tục làm nhiều điều thú vị nhỏ, khác nhau thì bạn sẽ nhận được nhiều niềm vui hơn và bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Đây là một phần lý do tại sao có nhiều niềm vui nhỏ đánh bại ‘những niềm vui lớn hơn nhưng ít hơn’.
Giá gấp đôi nhưng niềm vui không gấp đôi.
Ăn hai cái bánh không mang lại niềm vui gấp đôi so với ăn một cái bánh. Nó chỉ vui hơn một chút chứ không phải gấp đôi. Chắc chắn là có một vài cái bánh thì tốt hơn là không có cái nào.
Hãy nghĩ về hai người tham dự một sự kiện thể thao, một buổi hoà nhạc hoặc một buổi biểu diễn. Sẽ tốt hơn nếu họ ngồi ở phía trước hơn là ngồi tít đằng sau nhưng liệu có đáng trả cái giá đắt gấp đôi không? Theo quan điểm hạnh phúc thì không. Bạn sẽ không cảm thấy thích thú nhiều gấp đôi. Vậy nên tốt hơn là mua những cái vé giá rẻ và có được hai chỗ ngồi.
Thưởng thức những điều nhỏ bé
Những người có khả năng thưởng thức những điều nhỏ bé trong cuộc sống thì hạnh phúc hơn. Những người giàu hơn có xu hướng không thưởng thức nhiều những điều nhỏ bé, một phần vì họ mong đợi nhiều hơn từ cuộc sống. Điều này có nghĩa là họ không đạt được tất cả những gì họ có thể từ việc giàu có.
Nguồn: spring.org.uk