Chúng Ta Gặp Gỡ Trong Đời Một Chữ Duyên

Nói nhân duyên sinh đề cập đến sự sinh khởi(bao hàm cả trụ-hình thành, dị-thay đổi, diệt-đoạn diệt) của sự vật hiện tượng trong tự nhiên theo nhân-duyên-quả. Từ vũ trụ bao la, sơn hà đại địa cho đến cát bụi nguyên tử; từ các hiện tượng tự nhiên cho đến những hiện tượng xã hội… đều do nhân duyên sinh khởi và đoạn diệt.

Hiểu về nhân duyên

Nhân duyên chính như là nguồn gốc mọi sự vật, hiện tượng và sự việc trên thế giới này. Duyên đến cho chúng ta những việc xấu hoặc may mắn, tài lộc, phú quý…Nhân duyên chính là cái duyên cớ hay cơ duyên mà mỗi người nhận được.

Thuận duyên, duyên tốt hay duyên lành đều là cơ duyên. Ngược lại, duyên xấu, nghịch duyên gọi là duyên cớ. Đù duyên cớ hay cơ duyên đều từ nhân duyên, tại tâm tướng phân biệt sinh ra tốt xấu, như ngày và đêm. Như vậy ngày đêm lúc nào tốt, xấu đâu?

Nghệ thuật suy nghĩ được mất

Nhân duyên trong đời sống, con người có thể gặp nhau, tạo dựng liên kết để trở thành bạn thân, vợ chồng hay tri kỷ của nhau. Là lý do để chúng ta có cơ hội gặp gỡ, kết duyên cùng nhau.

Một điển hình Nhân Duyên thường nghe:

  1. con người gieo hạt giống
  2. ở một môi trường sống(đất đai màu mỡ),
  3. nhưng thời tiết lại không thuận lợi
  4. cây phát triển kém.

Đời người từ sinh ra đều có nhân duyên: với cha mẹ của mình, bạn trong lớp, bạn đời, bạn nghề …v.v. Duyên là yếu tố giúp con người có cơ hội gặp nhau và quý mến, có tình cảm. Phần nhân duyên ít kể đến: cảnh sắc, nghề nghiệp, môi trường sống, ..v.v

12 loại nhân duyên theo quan niệm của Phật giáo

Vô minh: Con người mù quáng và mê muội.

Hành: Con người có nhu cầu dục vọng quá cao và ý chí muốn sinh khởi.

Thức: Hình thái thống nhất về tinh thần của mỗi người.

Danh sắc: nhận thức được tạo ra từ tinh thần, thân thể

Sáu xứ: sáu giác quan của con người: mắt, tai, mũi, miệng, tay…

Xúc: tương tác giữa các thực thể tương ứng với sáu căn.

Thụ: Tiếp xúc tạo ra các cảm giác về đau khổ và niềm vui.

Ái: Tâm tham cảm giác đối với lạc thú.

Thủ: tìm lấy và cầu sở hữu.

Hữu: Cố chấp tìm cầu và bám lấy

Sinh: Khi hội tụ đủ điều kiện vào hoàn cảnh thích hợp.

Lão tử: suy già và tử.

Vạn sự tùy duyên

“Vạn vật nhân sinh duyên, vạn vật nhân sinh diệt”:  do nhân duyên tạo nên, do nhân duyên mà mất đi. Tùy duyên được hiểu là cách sống thuận theo nhân duyên. Trong đời sống, con người sẽ không thể biết trước(do vô minh), sự việc gì nên hãy đón nhận một cách tùy duyên.

“Duyên là nhân quả”: Tùy duyên mà sinh nhân hoặc duyên hoặc quả. Quả của việc này, là duyên của việc khác, như là nhân để cây lớn lên, là duyên của chim ăn hạt, là quả của người trồng.

“Duyên đến rồi duyên đi”: Có đến rồi có đi. Khi thì duyên hợp, khi hết duyên, vậy nên, hữu duyên gặp lại.

“tùy duyên bất biến”: thái độ làm việc, hành động uyển chuyển, thích nghi hoàn cảnh và con người (tùy duyên), nhưng xuất phát từ thiện tâm (bất biến). Thay đổi thái độ và cách nghĩ, có thể sẽ “làm chơi ăn thật”, mọi việc thuận lợi như dòng nước chảy.

Leave a Comment