Một hôm, có hai người tìm gặp vị đại sư xin được giải đáp.
Một trong hai người nói: “Thưa đại sư, chúng con làm việc hay bị ức hiếp, quá căng thẳng, cầu ngài chỉ đường.”
Đại sư: “Bất quá nhất oản phạn” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là một bát cơm”). Sau đó, đại sư liền phất phất tay, ý bảo tiễn khách.
Quay về, người chọn về quê hương làm ruộng, một người ở lại làm việc kiếm cơm.
Thoáng qua năm tháng, người trở về quê hương làm ruộng, luôn tích cực học đã trở thành một chuyên gia nông nghiệp. Người ở lại, anh ta tự điều chỉnh cho phù hợp và cố gắng, hiện đã thành người quản lý.
Đến ngày, hai người gặp lại nhau.
Người chọn về quê hương nói: “Bất quá nhất oản phạn”, cho nên tôi đã xin nghỉ việc. Sao anh vẫn làm việc ở đó vậy?
Người quản lý: mỗi khi phải chịu nhiều sự khinh bỉ, chịu nhiều rắc rối, tôi chỉ cần nghĩ: ‘Ta làm cũng chỉ là để kiếm miếng cơm ăn’, cho nên dù bất kể điều gì khó chịu, chỉ cần mình có miếng cơm là được rồi?
Rồi họ đến cảm tạ đại sư, ông ngồi trước mặt hai người, nói ra năm từ: “Bất quá nhất niệm gian” (Tạm dịch: “Chẳng qua chỉ là sai khác ở một niệm”), sau đó lại phất phất tay.