Hiểu Bản Thân

Tấm bản đồ bước vào mê cung

Thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Socrates có một nhận định nổi tiếng rằng:

Một cuộc đời không suy xét thì không đáng sống. Khi được bảo tóm tắt lại tất cả những quy luật triết học, ông đáp: “Hiểu bản thân”

Nhận biết bản thân là một điều cao sang lạ thường trong văn hóa của chúng ta. Đây được cho là ý nghĩa của cuộc sống. Điều này nghe rất hợp lý, hợp lý đến mức đáng để dừng lại và đặt ra thêm một số câu hỏi nữa.

  • Tại sao việc hiểu bản thân lại tốt đến vậy?
  • Thiếu hiểu biết về bản thân có thể dẫn đến nguy hiểm gì?
  • Và cụ thể là ta cần biết gì về bản thân? Làm sao để biết?
  • Và tại sao lại khó để hiểu bản thân đến thế?

Khi nói về hiểu bản thân, ta đang ám chỉ đến một loại kiến thức nhất định – thuộc về cảm xúc hoặc tâm lý. Có cả triệu điều bạn có thể biết về bản thân. Dưới đây là một số lựa chọn:

  • Bạn được sinh ra vào ngày thứ mấy trong tuần?
  • Bạn có thể cầm một hạt nho khô bằng ngón cái và ngón trỏ lúc năm tháng tuổi không?
  • Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
  • Mối quan hệ với bố ảnh hưởng đến hoài bão sự nghiệp của bạn như thế nào?
  • Bạn thích đi cắm trại như thế nào: sáng hay tối? Bờ sông, công viên hay trên đồi?

Đa số chúng ta sẽ nhận ra rằng câu hỏi 3 và 4 là nên biết, những câu còn lại thì không đến mức đó. Nói cách khác, không phải tất cả mọi thứ ta có thể biết về bản thân đều quan trọng. Ở đây ta muốn tập trung vào những lĩnh vực nhận biết bản thân có ảnh hưởng nhất đến cuộc sống: những lĩnh vực liên quan đến cốt lõi tâm lý của bản thân. Những điềm chủ chốt của nhận biết bản thân mà ta quan tâm là:

  • trong tình yêu, bạn bị hấp dẫn bởi một người như thế nào
  • những khuôn mẫu hành vi khó xử bạn dễ gặp trong các mối quan hệ
  • tài năng trong công việc của bạn
  • những vấn đề xoay quanh thành công/thất bại
  • bạn như thế nào với những góp ý
  • bạn làm gì khi không vui
  • bạn có sở thích như thế nào
  • bạn có phân biệt được giữa cảm xúc cơ thể và suy nghĩ lý trí

Nếu bạn có câu trả lời chắc chắn cho những điều trên, bạn có thể tự nhận mình là người có bằng cấp đầy đủ về nhận biết bản thân.

Vận Mệnh Phú

Chuyện cũ kể rằng: Thái tử đương thời (tức Tống Chân Tông sau này) đang ở tuổi thanh niên, ngạo mạn không coi ai ra gì, không một thái sư nào dám giáo huấn trực diện thái tử. Lã Mông Chính bèn viết “Mệnh vận phú” để khuyên răn thái tử.

[xem thêm]