Cốc Vũ

Tiết khí thứ 6 trong 24 tiết khí, Cốc Vũ bắt đầu vào khoảng ngày 20 hoặc ngày 21 tháng 4 dương lịch.

“Cốc” trong từ hạt ngũ cốc, “Vũ” nghĩa là mưa.
Báo hiệu đã đến cuối xuân, những cơn mưa này tốt cho các loại cây cối đặc biệt là cây ngũ cốc(khác với mưa của tiết Vũ thủy như những hạt bụi li ti hoặc hạt bột)

Lập Hạ

Tiết lập hạ bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 45°. Sách Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải viết: “Lập hạ vào tiết tháng tư, chữ lập nghĩa là bắt đầu. Hạ, chính là lớn lên, vạn vật đến lúc này đều sinh … [xem thêm]

Tiểu Mãn

Tiết Tiểu Mãn là tiết thứ 8 trong 24 tiết khí, trước tiết Mang Chủng và sau tiết Lập Hạ. Bắt đầu vào khoảng ngày 21 hoặc ngày 22 tháng 5 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 60°.
“Tiểu” là nhỏ, “Mãn” là đầy đủ, khi ghép lại có thể hiểu theo hai nghĩa khác nhau

Ở nghĩa thứ nhất, Tiểu Mãn có nghĩa là lũ nhỏ, lượng nước dồi dào. Đây là thời điểm kết thúc tình trạng khô hạn, thiếu nước do những đợt nắng nóng, oi bức ở tiết Lập Hạ.

Tiểu Mãn được hiểu ở nghĩa thứ hai là sự đầy đủ về mặt lương thực. thực phẩm. thời điểm này, các loại cây cối hoa màu đang bắt đầu chuyển mình đâm hoa ra trái và chuẩn bị được thu hoạch.

Mang Chủng

Mang chủng là tiết khí thứ chín trong 24 tiết khí. Tiết mang chủng bắt đầu vào khoảng ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 6 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 75°.

Tiểu Thử

Tiết khí thứ 11 trong 24 tiết khí, khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 105°.
Tiểu là nhỏ bé, Thử là nắng nóng, tiết trời oi bức nhưng thời điểm nóng nhất vẫn chưa thật sự tới, nên tiết khí có tên là Tiểu Thử. Thời điểm này, không gì tốt hơn một chuyến đi xa để cho mình một khoảng không mát lành giữa mùa hạ.
nóng và nhiệt, mà nhiệt cũng phân thành đại và tiểu, đầu tháng là tiểu, giữa tháng là đại, lúc này nhiệt khí vẫn tiểu”. Sách “Quần phương phổ” viết: “Thời tiết nóng đến tiểu thử vẫn chưa đến cực điểm”, lúc này nhiệt độ tăng lên nên rất nóng nực, nhưng vẫn chưa đến cực điểm”.

Lập Thu

Lập thu là tiết khí bắt đầu mùa thu. Tiết bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 8 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 135°. Sách *Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải* viết: “Lập thu là tiết tháng 7, lập là kiến lập. Mùa thu (秋) cũng là thu lại (揪), vạn vật đến lúc đó đã thu lại”.

Lập thu thông thường biểu thị cái nóng nực của mùa hè sắp qua đi và mùa thu sắp đến. Sau tiết lập thu, mỗi lần có mưa thì thời tiết lại mát mẻ, vì thế mà có câu “nhất trường thu vũ nhất trường hàn” (mỗi trận mưa thu là một đợt lạnh).
Bộ sách *Tứ dân nguyệt lệnh* đồ sộ thời Đông Hán có viết: “Triêu lập thu, lãnh sưu sưu; dạ lập thu, nhiệt đáo đầu” (sáng lập thu, lạnh hiu hiu; tối lập thu, nóng đến đầu).

Xử Thử

Xử thử là tiết khí thứ 14 trong 24 tiết khí; bắt đầu vào khoảng ngày 23 hoặc ngày 24 tháng 8 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 150°.
xử nghĩa là dừng, khí nóng lúc này đã ngừng”. “Xử” có ý là ẩn giấu, ngừng hẳn, “xử thử” biểu thị những ngày nóng nực của mùa hạ sắp kết thúc rồi.

Sau tiết xử thử, khí nóng tuy dần dần tiêu mất, nhưng trời vẫn còn nóng. Cho nên có câu “Thu lão hổ, độc như hổ” (nắng gắt cuối thu độc như hổ, lão hổ nghĩa là nắng gắt); vẫn còn 18 ngày nóng đổ mồ hôi như tắm, sau đó nhiệt độ sẽ dần dần hạ thấp.

Bạch Lộ.

Thứ 15 trong 24 tiết khí, Bạch lộ bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 9 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 165°. Mùa thu thuộc kim, màu sắc của kim là màu trắng, nên lấy màu trắng để miêu tả sương mùa thu. Tiết trời bắt đầu chuyển lạnh, về ban … [xem thêm]