Tiểu Hàn
Tiểu Hàn(06 – 01) có vị trí thứ 23 trong 24 tiết khí, trước tiết Đại Hàn và sau tiết Đông Chí.
Tiểu Hàn(06 – 01) có vị trí thứ 23 trong 24 tiết khí, trước tiết Đại Hàn và sau tiết Đông Chí.
Đại Hàn có vị trí thứ 24 trong 24 tiết khí, trước tiết Lập Xuân và sau tiết Tiểu Hàn. “Đại Hàn” chỉ thời tiết bắt đầu bước vào đợt rét lạnh nhất trong một năm.
Lập xuân 立春 là một tiết khí trong 24 tiết khí, thời gian khoảng vào thượng tuần tháng Giêng âm lịch, tây lịch là vào khoảng ngày 3 đến ngày 5 tháng 2. Lập xuân giống như lập hạ, lập thu, lập đông, đều là tiết khí thể hiện sự chuyển tiếp màu sắc và trạng thái của của bốn mùa.
Người xưa khi nói về lập xuân sẽ viết “Dương hòa khởi chập, phẩm vật giai xuân”, ý rằng thời tiết lạnh mùa đông đã qua, bắt đầu không khí ấm áp, gió nhẹ nhưng thỉnh thoảng còn se lạnh; vạn vật được hồi phục, bừng sức sống. Năm bốn mùa bắt đầu từ đây.
Lập đông là tiết khí đầu tiên của mùa đông, bắt đầu vào khoảng ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 225°. Lập đông có ý là mùa đông đã đến. Mùa đông (冬) cùng âm với (终) tức là kết thúc. Trung y cho rằng vào mùa đông … [xem thêm]
Vũ Thủy(18-20/2) thuộc Tiết Khí mùa Xuân là tiết khí thứ 2, sau tiết Lập Xuân và trước tiết Kinh Trập, khi Mặt Trời đi đến đường hoàng kinh 330°.
Theo chiết tự chữ Hán, Vũ Thủy nghĩa là mưa ẩm, mưa nhỏ kèm theo gió thổi nhẹ và yếu ớt. Tiết Vũ Thủy là một trong 7 tiết khí biểu thị cho sự liên quan đến mưa, nước gồm Vũ Thủy, Cốc Vũ, Bạch Lộ, Hàn Lộ, Sương Giáng, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết.
Tiết Vũ thủy với dấu hiệu là những cơn mưa xuân nhè nhẹ là khởi đầu thời điểm lượng mưa tăng, còn là lúc không khí ấm dần lên. Trước Vũ Thuỷ, khí trời khá rét mướt. Sau Vũ Thuỷ, con người dễ dàng cảm thấy xuân về khắp chốn, xuân đến hoa nở. Các vùng giá lạnh tuyết dày dần biến mất, trời bắt đầu mưa, lượng mưa dần tăng lên, có lợi cho hoa màu vụ đông tươi tốt và sinh trưởng. Tiết khí để cho thực vật cây cối phát triển sinh sôi.
Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 22 hoặc ngày 23 tháng 11 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 240° là tiết tiểu tuyết. Sách *Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải* viết: “Tiểu tuyết là tiết trong tháng 10, trời mưa gặp khí lạnh vì thế mà ngưng kết thành tuyết. Tuyết rơi chưa nhiều đã ngừng”. Nhiệt độ hạ thấp, nước rơi xuống xuất hiện bông tuyết, nhưng lúc này mới là đầu mùa tuyết, tuyết rơi ít. Tiểu tuyết ý nghĩa là tuyết bắt đầu rơi, nhưng tuyết vẫn không nhiều. Từ thời điểm này sẽ dần dần cảm thấy mùa đông đang đến, nhưng ánh mặt trời vẫn đủ, cho nên còn có tên gọi là tiểu xuân.
Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 7 tháng 12 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 255° là tiết đại tuyết. Sách *Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải* viết: “Tiết đại tuyết là tiết tháng 11, đại là cường thịnh, lúc này tuyết đã nhiều”. Từ lúc này thời tiết sẽ ngày một lạnh thêm, … [xem thêm]
Mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 22 tháng 12 (dương lịch), khi Mặt Trời di chuyển đến đường hoàng kinh 270° là tiết đông chí. Sách *Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải* viết: “Khí đông ẩn tàng, lúc này đã đến cực điểm”. “Đông chí” là tiết khí phản ánh sự biến chuyển của mùa. Ngày đông chí ở bắc bán cầu là ngày mà ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất, vĩ tuyến càng cao thì ngày càng ngắn mà đêm càng dài, đến Bắc cực thì cả ngày là đêm. Qua tiết đông chí, ánh mặt trời bắt đầu chiếu đến bắc bán cầu, cho nên ngày ở bắc bán cầu sẽ dần dần dài lên, mà đêm tối thì dần dần ngắn lại. Còn ở Nam bán cầu thì ngược lại.