Nguồn: namievunguyen
Balo vào đời
Thân giữa Kiến thức phần cứng: nền tảng kiến thức về ngành, lĩnh vực chuyên môn, trải nghiệm (kinh nghiệm) – bất cứ điều gì, tất cả hoạt động, CLB
2 túi 2 bên (2 bình nước): kiến thức, kỹ năng mềm (vd: về giao tiếp, ứng xử xã hội, …)
2 cái quai – công cụ: tin học, ngoại ngữ
Quan trọng khi bước vào đời là phải có cái đích: hoài bão – làm cho mình và cho gia đình, xã hội (gọi là sứ mệnh)
I. Quản trị
4 việc phải làm của quản trị cuộc đời.
- Xác lập chiến lược cuộc đời: Những việc, hành động hàng ngày (song ngày) phải quanh chiến lược, mục tiêu cuộc đời (song chính) Và đề làm được điều này: Phải hiểu mình là ai (đôi khi phải trả giá từ 3 đến 5 năm) –muốn nhanh là phài từ từ Chúng ta đang đánh giá mình cao hơn chính mình rất nhiềuCái mình có (tử số)/ Cái mình thể hiện (mẫu số)
Thể hiện càng nhiều (mẫu càng lớn) => Thương số càng giảm – tức là chưa thực sự hiểu mình Hiểu mình đúng, đánh giá mình đúng => lập mục tiêu mới đúng - Tổ chức cuộc sống của mình: Kẻ thù số 1: thời gian, cẩn thận với chiếc điện thoại, mạng xã hội Kẻ thù số 2: tính cầu toàn Kẻ thù số 3: tính luộm thuộm
- Hoạt động điều khiển chính mình: Có cái tầm: cái căn, cái cốt Máu: chính anh phải máu, lôi cuốn được chính anh vào mỗi người Động viên chính mình, tự thưởng chính mình: đừng giao cảm xúc mình cho người khác, chờ người khác động viên, khích lệ tinh thần
- Kiểm tra hoạt động điều khiển
II. Kĩ năng:
Để làm tốt các hoạt động quản trị cuộc đời (đặc biệt là hoạt động thứ 3), cần rất nhiều kĩ năng
Thống kê 31 kĩ năng. VD:Kỹ năng đánh giá chính mình, quản trị thời gian, làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn, ….
Sức mạnh, tầm quan trọng kỹ năng mềm: từ 60 -> 80%, là khả năng truyền tải, cách sử dụng phần cứng, không có kĩ năng mềm thì phần cứng cũng coi như vô ích.
Tham khảo thêm: http://www.phattriencanhanvn.com/mot-nguoi-dang-song-can-co-nhung-ky-nang-song-gi/
Sinh lý -> tâm lý -> kiến thức, kỹ năng mềm
III. 3 nhóm ảnh hưởng đến quản trị cuộc đời
- Nhóm tâm lý(6 nhân tố).
- Động cơ: cái gốc để hành động – dù là vô thức, hay ý thức (chắc chắn là có) lý thuyết động cơ từ thuyết nhu cầu của Maslow
- Sự tự vệ: các cơ chế tư vệ: chụp mũ, ngụy biện
- Thế giới quan: Hệ quy chiếu: Lăng kính của hệ giá trị
Niềm tin, lòng tin của bạn với cuộc đời Hãy nhìn và thừa nhận những điểm tốt của người ta đi -> hãy khen người khác đi, bằng thái độ, lời nói, hành động. Khen chỗ mạnh của người ta, thật lòng, chân thành, đứng mức độ, kịp thời. Khen trước đám đông để thỏa mãn được nhu cầu xã hội, được tôn trọng của đối phươngKiềm chế là sức mạnh Đây là khúc bị cắt, bị lủng. 6 nhân tố nhưng do clip bị cắt nên xem được có 5, bạn nào biết nhân tố bị khuyết, bổ sung giúp mình.Cảm ơn rất nhiều. - Cảm xúc:
- Khí chất thuộc về bản chất
- trầm tính: ung dung, bình thản, tính nguyên tắc cao, tình cảm bền vững.
- linh hoạt: dễ làm quen, nhiều mưu mẹo, nhanh, ko chắc chắn, tình cảm ko bền vững
- nóng nảy: thô lỗ, dễ kích động nhưng tốt bụng, nhiệt tình
- ưu tư: thần kinh yếu, mặc cảm, tự ti
Mỗi cái đều có 2 mặt và có điểm hay, điểm tốt riêng.
- Tính cách do rèn luyện. Từ thói quen, phản xạ với điều kiện Các ví dụ về tích cách: Trung thành hay phản bội Khiêm tốn hay tự kiêu Thật thà hay giả dối
- Yếu tố xã hội(4 nhóm).
- Nhóm nhỏ: lớp học, bạn cùng phòng, cùng CLB, …
- Nhóm lớn: Đảng, đoàn, tôn giáo
- Nhóm tham chiếu: thường là thần thượng, người mà bản thân kính trọng, mong muốn trở thành, nhóm này đặc biệt là người bị tác động không trực tiếp bị thuộc vào nhóm này.
- Gia đình
Các cơ chế bị tác động:ám thị, lây lan tâm lý, bắt chước, áp lực nhóm
- Các yếu tố văn hóa(2 nhân tố)
- Văn hóa nền (nền văn hóa): văn hóa Việt Nam.Gặp vấn đề khi giao tiếp, quan hệ với người nước ngoài.
- Văn hóa nhánh: vùng miền địa phương, các dân tộc anh em.
Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng -> hiểu và phân tích được bản thân và người đối diện -> đưa ra những quyết định, lựa chọn, cách phản ứng phù hợp trước mọi tình huống, vấn đề.