Ảo tưởng của sự thật

Sự lặp lại được sử dụng ở mọi nơi – trong lĩnh vực quảng cáo, chính trị và truyền thông – nhưng liệu sự lặp lại có thực sự thuyết phục được chúng ta không? Những nghiên cứu tâm lý học đã tiết lộ tất cả …

Chúng ta nhìn thấy những quảng cáo cho những sản phẩm giống nhau được lặp đi lặp lại. Các phóng viên nhắc lại những quan điểm giống nhau ngày này qua ngày khác.

Tất cả những sự lặp lại này có thực sự thuyết phục được chúng ta hay không?

Dường như quá đơn giản khi chỉ việc nhắc đi nhắc lại một thông điệp có tính thuyết phục sẽ làm tăng hiệu quả của nó, nhưng đó chính xác là những gì mà nghiên cứu tâm lý học phát hiện. Sự lặp lại là một trong những phương pháp thuyết phục dễ dàng nhất và phổ biến nhất. Thực tế là rõ ràng chúng ta thỉnh thoảng lại quên mất sức mạnh của phương pháp này.

Con người đánh giá về những lời tuyên bố (được nhắc lại một lần) thì có hiệu lực hoặc xác thực hơn những lời tuyên bố mà họ chỉ được nghe lần đầu tiên. Họ cũng đánh giá những lời tuyên bố dối trá là chân thực hơn khi người này lặp đi lặp lại những lời dối trá ấy (Begg và các đồng sự, 1992).

Và khi chúng ta nghĩ về điều gì đó có tính chân thực hơn thì chúng ta cũng có xu hướng bị thuyết phục nhiều hơn bởi chúng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng con người ta dễ bị gây ảnh hưởng hơn khi họ nghe trên một lần những lời tuyên bố và những thông điệp thuyết phục.

Dễ hiểu = Chân thực

Đây là cái mà các nhà tâm lý gọi là hiệu ứng ảo tưởng của sự thật. Sự quen thuộc tạo ra sự yêu thích. Khi chúng ta được tiếp xúc với một thông điệp (được lặp đi lặp lại) thì thông điệp đó trở nên quen thuộc hơn với chúng ta. Bởi vì cách thức hoạt động của trí óc chúng ta là : những gì quen thuộc thì nó cũng là đúng đắn/ chân thực. Những thứ thân quen đòi hỏi ít nỗ lực và tạo ra cảm giác thoải mái, về vô thức thì chúng báo hiệu về sự chân thực (đây được gọi là “sự trôi chảy nhận thức” (cognitive fluency)

Khi các nhà chính trị hiểu được điều này thì không có sự khác biệt nhiều giữa sự thực và ảo tưởng của sự thực. Khi người ta thường dễ dàng tạo ra những ảo tưởng thì tại sao họ phải bận tâm với sự thực?

Điều ngược lại cũng đúng. Nếu một điều gì đó gây khó hiểu thì con người có xu hướng ít tin tưởng về điều đó. Điều tự nhiên thì đây là tin xấu cho những người đang cố gắng thuyết phục người khác bằng những ý tưởng phức tạp trong một thế giới rất phức tạp.

Một số nghiên cứu còn kiểm tra về số lần mà một thông điệp nên được nhắc đi nhắc lại nhằm đạt được hiệu quả tối đa. Những nghiên cứu đã đề nghi là chúng ta nên lặp lại một ý kiến khoảng tử 3 đến 5 lần (Brinol và các đồng sự, 2008). Nếu bạn lặp lại quá nhiều thì nó sẽ phản tác dụng.

Bởi vì những quảng cáo trên tivi đã lặp lại quá nhiều lần nên bây giờ các nhà quảng cáo sử dụng những quảng cáo tinh vi khác nhau nhằm thu hút sự chú ý của chúng ta. Đây là nỗ lực nhằm tránh sự thật là: sự quen thuộc có thể làm nảy sinh sự yêu thích, nhưng sự quá thân quen lại có xu hướng làm nảy sinh sự khinh thường.

Khi nào thì sự nhắc lại gặp thất bại?

Sự nhắc lại chỉ có hiệu quả khi con người ít chú ý đến nó, nhưng khi chúng ta đang tập trung chú ý và lý lẽ của thông điệp ít thuyết phục thì hiệu quả của sự nhắc lại sẽ mất đi (Moons và các đồng sự, 2008).

Nói cách khác, bạn không nên lặp đi lặp lại một lý lẽ ít thuyết phục với một người đang chăm chú lắng nghe bạn nói. Nhưng nếu người nghe không có động lực để xem xét kỹ lưỡng những lý lẽ của bạn thì việc lặp lại của bạn sẽ khiến người nghe thấy thân quen và do đó có tính thuyết phục hơn.

Nghiên cứu đề nghị chúng ta nên duy trì thái độ phê phán trong khi xem những quảng cáo trên tivi hoặc những thông điệp sẽ len lỏi vào đầu óc chúng ta. Bạn có thể nghĩ rằng tốt hơn là mình nên để cho những mẩu quảng cáo trôi qua đầu và không cần suy nghĩ quá nhiều, nhưng sự thực là chúng ta nên có tư duy phê phán cao; vì trước khi chúng ta hiểu về những quảng cáo đó thì có thể chúng ta đang mua sắm một món hàng.

Khi những lý lẽ của bạn là mạnh, thì cho dù người nghe có tập trung hay không thì việc nhắc đi nhắc lại cũng sẽ làm tăng tính thuyết phục. Điều không may là tôi phát hiện thấy những người có lý lẽ tốt thường không lặp lại chúng đầy đủ.

Chúng ta có thể tự thuyết phục bản thân thông qua việc lặp lại. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng khi bạn nhớ lại một ý tưởng, thì ý tưởng này có một hiệu ứng thuyết phục mạnh mẽ lên chúng ta như thể nó đã từng được lặp lại 2 lần (Ozubki và các đồng sự, 2010).

Do đó, bạn nên đặc biệt cảnh giác với những ý nghĩ xuất hiện nhanh chóng và dễ dàng trong đầu bạn – chúng ta có thể dễ dàng tự thuyết phục bản thân chỉ với một ý nghĩ riêng lẻ (ví dụ, tôi là kẻ bất tài …).

Nguồn: www.spring.org.uk

Leave a Comment