Khám phá những gì mà nghiên cứu tâm lý học mới nhất chỉ cho chúng ta
Giấc ngủ nâng cao khả năng ghi nhớ ra sao, tại sao một số người có thể sống được dù chỉ ngủ 5 giờ mỗi đêm, một cách chữa bệnh thiếu ngủ kì lạ…
1. Ngủ sau khi học nâng cao trí nhớ như thế nào
Ngủ sau khi học thúc đẩy các tế bào não tạo ta những kết nối với các tế bào não khác, nghiên cứu mới lần đầu tiên chỉ ra.
Các mối kết nối, được gọi là đuôi gai, cho phép dòng thông tin đi qua các xi náp.
Một trong các tác giả của nghiên cứu, tiến sỹ Wen-Biao Gan, nói:
“Chúng ta từ lâu đã biết rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc học và ghi nhớ. Nếu bạn không ngủ ngon thì bạn sẽ không học tốt.
Nhưng cơ chế vật lý gì nằm bên dưới chịu trách nhiệm cho hiện tượng này?
Ở đây chúng tôi đã chỉ ra làm thế nào mà giấc ngủ giúp các nơ ron hình thành nên các mối kết nối cụ thể trên các nhánh hình cây có thể tạo thuận lợi cho trí nhớ dài hạn.”
2. Tại sao một số người chỉ cần ngủ 5 giờ một đêm
Trong khi hầu hết mọi người đều có thể xoay sở chỉ với ít hơn 6 tiếng ngủ, phần lớn phải khổ sở về mặt vật lý lẫn tâm lý, đặc biệt là nếu mất ngủ trong thời gian dài.
Tuy nhiên, đột biến gen có nghĩa là một người vẫn có thể hoạt động bình thường chỉ với 5 tiếng ngủ mỗi đêm đã được xác nhận bởi một nghiên cứu trên 100 cặp sinh đôi.
Những người mang gene đột biến có thể thay đổi giấc ngủ, trung bình 5 tiếng, ngắn hơn so với người anh em sinh đôi không mang gene một tiếng.
Khi cặp sinh đôi được giao cho một bài kiểm tra nhận thức sau khi mất ngủ, những người với gene đột biến làm tốt hơn, sai sót ít hơn 40%.
Không những thế bọn họ còn có thể phục hồi tốt hơn sau khi mất ngủ, chỉ cần 8 tiếng để hồi phục giấc ngủ, so với người anh em sinh đôi phải cần đến 9.5 tiếng.
3. Bạn có thể học một ngôn ngữ mới trong lúc ngủ
Có thể học được một ngôn ngữ mới trong lúc bạn ngủ nghe có vẻ khó thành sự thật, nhưng điều này thật sự đúng.
Một nghiên cứu gần đây kiểm tra xem liêmu các sinh viên học tiếng Hà Lan có thể nâng cao trí nhớ của họ bằng cách nghe lại những từ mới trong giấc ngủ của họ.
Lúc 10 h đêm, họ được giao cho một loạt các cặp từ tiếng Hà Lan và tiếng Đức để học (họ là những người Đức bản ngữ).
Một nửa nhóm sau đó đi ngủ, nửa còn lại thì phải thức.
Cả hai nhóm (nhóm ngủ và nhóm thức) sau đó được nghe một đoạn phát lại của một số cặp từ mà họ đã học trước đó.
Lúc 2h sáng, cả hai nhóm được giao cho một bài kiểm tra.
Thật bất ngờ, những người thuộc nhóm ngủ đã làm tốt hơn ở những từ họ được nghe trong lúc ngủ hơn những người thức,
Nghiên cứu cho thấy việc nghe những từ trong lúc ngủ có thể giúp chúng ta học nó, có thể vì nó kích hoạt những vấn đề trong não bộ lần nữa.
4. Một cách chữa kỳ lạ đối với bệnh thiếu ngủ
Chỉ cần tin rằng bạn đã ngủ ngon hơn thực tế đã đủ để tăng cường hoạt động nhận thức cho ngày tiếp theo.
Các phát hiện đến từ một nghiên cứu với 164 người được giảng một bài về tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ và họ se được giao một bài kiểm tra mới đo mức độ ngủ ngon của họ đêm qua.
Sau bài kiểm tra, một số người được cho biết họ đã ngủ ngon đêm qua, còn những người khác thì được cho biết họ đã ngủ kém.
Việc này không có liên quan gì đến việc họ đã thật sự ngủ như thế nào mà chỉ bịa ra để cố gắng thuyết phục rằng một nhóm đã có giấc ngủ tốt hơn nhóm còn lại.
Những người được nói là ngủ tốt hơn thì có điểm số cao hơn trong bài kiểm tra sự chú ý và trí nhớ so với những người được nói là ngủ kém.
Bạn đã ngủ như thế nào tối qua không chỉ là việc bạn đã thật sự ngủ như thế nào mà nó còn là việc bạn nghĩ rằng mình đã ngủ như thế nào.
Nghiên cứu này cho thấy rằng điều chỉnh suy nghĩ của bạn một chút cũng đủ để làm tăng kết quả của bạn.
5. 8 tiếng ngủ bị gián đoạn thì cũng tệ giống như chỉ ngủ 4 tiếng
Ngủ nguyên đêm mà bị gián đoạn thì cũng tệ giống như là ngủ có nửa đêm.
Trong một nghiên cứu gần đây, những người tham gia bị đánh thức 4 lần trong suốt 8 tiếng ngủ bình thường.
Cứ mỗi lần như vậy bọn họ phải hoàn thành một nhiệm vụ trên máy tính mất từ 10-15 phút trước khi được ngủ trở lại.
Vào buổi sáng họ phải làm một bài kiểm tra về sự tỉnh táo, sự chú ý và tâm trạng. Bài kiểm tra này được đem đối chiếu với kết quả từ hai đêm khác khi bọn họ được ngủ:
. 8 tiếng không gián đoạn
. giới hạn 4 tiếng
Những ảnh hưởng đến tâm trạng, sự chú ý, sự tỉnh tảo đối với giấc ngủ 8 tiếng gián đoạn thì cũng trầm trọng như chỉ ngủ có 4 tiếng.
So với việc ngủ liên tục 8 giờ thì bọn họ cảm thấy chán nản, buồn phiền, mệt mỏi và giảm sức sống hơn.
Và đây chỉ là ảnh hưởng của một đêm ngủ bị gián đoạn.
6. Thanh thiếu niên cần nhiều thời gian để ngủ hơn người lớn
Không thể ngủ đủ giấc gây nên tâm trạng không tốt ở thanh thiếu niên, kèm theo đó là sức khỏe xấu đi và học tập tệ hơn.
Nhưng không phải tất cả đều là vì những đêm thức khuya chơi game hay xem tivi, mà còn bởi vì một bộ phận trong não bộ có chức năng điều hòa chu kỳ ngủ-thức, Suprachiasmatic Nucleus, thay đổi ở tuổi dậy thì.
Bộ não của thanh thiếu niên cũng tiết ra ít melatonin hơn để giảm việc kiểm soát giấc ngủ.so their ‘sleep drive’ reduces.
Kết quả là khi bị buộc phải dậy vào 6 giờ sáng ngày hôm sau để đến trường khiến thanh thiếu niên cảm thấy khó khăn để có được giấc ngủ từ 8 đến 10 tiếng mà họ cần.
Mặc dù những thay đổi trong nội tiết tố bị cho là gây ra sự lo lắng trong thanh thiếu niên, tuy nhiên việc ngủ ít cũng góp phần đáng kể vào sự thiếu động lực và tâm trạng tồi tệ.
7. Giấc ngủ kém có thể dẫn đến những ký ức sai
Chúng ta đều biết rằng thiếu ngủ ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta, cũng như những khả năng nhận thức khác.
Nhưng giờ đây, một nghiên cứu mới cho thấy rằng không ngủ đủ giấc làm tăng khả năng trí óc của bạn sẽ tạo ra những ký ức sai.
Trong nghiên cứu đó, một nhóm những người tham gia được phép ngủ đủ giấc, trong khi nhóm còn lại phải thức nguyên đêm.
Vào buổi sáng họ được giao cho một một loạt thông tin về một vụ án, một số đúng, một số sai, đã được kết án.
Kết quả cho thấy rằng những người đã bỏ lỡ giấc ngủ là những người dễ dàng nói ra những thông tin sai thay vì nhớ những hình ảnh chính xác về hiện trường vụ án mà họ mới được xem ngay trước đó vài phút.
Việc mất ngủ đã gây ra những xáo trộn trong não bộ của họ đến mức mà tất cả các bằng chứng dù đúng hay sai đều bị lẫn lộn
8. Nguy hiểm lâu dài đã được dự đoán của thuốc ngủ
Một nghiên cứu mới đã tìm được bằng chứng về mối nguy lâu dài đã được dự đoán về thuốc ngủ: sự gia tăng nguy cơ tử vong.
Nghiên cứu lớn xem xét dữ liệu từ hơn 100,000 bệnh nhân được các bác sĩ gia đình chăm sóc trong suốt 7 năm.
Nghiên cứu phát hiện việc sử dụng những loại thuốc ngủ như zolpidem/Ambien tăng gấp đôi nguy cơ tử vong.
Giáo sư Scott Weich, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết:
“Điều này không nói lên rằng những loại thuốc này không có tác dụng.
Nhưng đặc biệt là bởi vì khả năng gây nghiện của chúng nên chúng tôi cần đảm bảo rằng bệnh nhân dùng thuốc ngủ càng ít càng tốt, và còn bởi vì chúng tôi xem xét đến những phương pháp khác, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi, để giúp họ vượt qua lo lắng và các vấn đề về giấc ngủ”
9. Rối loạn giấc ngủ do say rượu ảnh hưởng đến 1 trong 7 người
Cứ 7 người thì có 1 người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng rối loạn giấc ngủ do say rượu ngay sau khi họ vừa thức dậy hay trong suốt buổi sáng.
Chứng rối loạn giấc ngủ do say rượu bao gồm những biểu hiện nhầm lẫn nghiêm trọng khi thức dậy – nó không những là những tiếng rên rĩ thông thường vào buổi sáng mà còn là những hành vi bất bình thường như là trả lời điện thoại thay vì tắt báo thức.
Sự nhầm lẫn khi tỉnh dậy có thể xảy ra đối với những người bị thiếu ngủ hay mất ngủ hoàn toàn, nhưng lại thường xuyên xảy ra cho những người bị chứng rối loạn này.
Những nhà nghiên cứu đã phát hiện vào năm ngoái có đến 15% dân số đã trải qua ít nhất một giai đoạn của chứng rối loạn giấc ngủ do say rượu
Trong số đó có đến hơn một nửa trải qua giai đoạn này mỗi tuần
10. Lợi ích vào ban ngày của khả năng kiểm soát giấc mơ
Những người có khả năng nhận ra rằng mình đang mơ trong khi đang nằm mơ, chính là khả năng kiểm soát giấc mơ, có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, một nghiên cứu mới đã phát hiện thấy.
Điều này có thể là bởi vì khả năng bước ra ngoài một giấc mơ sau khi biết được nó có vẻ phí lý lại là sự phản ánh một mức độ cao hơn của trí tuệ.
Khoảng 82% số người được cho là đã từng trải qua kiểu giấc mơ như vậy trong cuộc sống của họ, trong khi đó số lượng người có thể làm được điều này ít nhất một lần mỗi tháng có thể chỉ cao khoảng 37 %.
Tiến sĩ Patrick Bourke, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết:
“Người ta tin rằng để có thể nhận thức rõ ràng trong khi ngủ, bọn họ phải nhìn ra được cái thực tế không cưỡng trong giấc mơ của họ và nhận ra được rằng họ đang mơ.
Khả năng nhận thức tương tự đã được kiểm chứng bởi khả năng suy nghĩ một cách khác biệt khi giải quyết vấn đề trong khi còn đang thức”.
Rekita dịch
Nguồn: http://www.spring.org.uk/2014/10/10-new-insights-into-sleep-discover-what-the-latest-psych-research-has-taught-us.php